Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc: Nhất trí 'bước đi lịch sử' cho Ukraine, Kiev yêu cầu kế hoạch tái thiết tương tự châu Âu

Bảo Minh
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã khai mạc vào chiều 13/6 (theo giờ địa phương) tại Borgo Egnazia, một khu nghỉ dưỡng gần thị trấn Fasano ở miền Nam Italy, và sẽ kéo dài đến ngày 15/6.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc: Nhất trí 'bước đi lịch sử' cho Ukraine, Kiev đòi kế hoạch tái thiết như châu Âu từng có
Một phiên họp tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 13/6 có sự tham dự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ukraine)

Hãng tin AFP cho hay, tại hội nghị, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã nhất trí cho Ukraine vay 50 tỷ USD, sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga.

Tin liên quan
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành? Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rõ: “Chúng tôi có thỏa thuận chính trị ở cấp cao nhất cho thỏa thuận này. Đó là khoản tiền 50 tỷ USD sẽ được gửi cho Ukraine trong năm nay”.

Reuters dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz bình luận về kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho Ukraine rằng, điều này cho thấy các quốc gia công nghiệp giàu có này vẫn tin tưởng Ukraine hơn 2 năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.

Ông nói: “Đây là một cam kết rất rõ ràng sẽ khuyến khích người Ukraine làm những gì họ cần để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình... Đây là một bước đi mang tính lịch sử mà chúng tôi thực hiện ngày hôm nay".

Trong khi đó, về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã yêu cầu các nhà lãnh đạo của G7 phê duyệt “Kế hoạch Marshall” để tái thiết Ukraine sau những thiệt hại do cuộc xung đột với Nga gây ra.

Ông Zelensky nói: “Chúng ta cần một kế hoạch rõ ràng để phục hồi Ukraine. Tương tự như Kế hoạch Marshall dành cho châu Âu sau chiến tranh”.

Kế hoạch Marshall là một chương trình viện trợ kinh tế trị giá hàng tỷ USD do Mỹ cung cấp cho các đồng minh châu Âu sau Thế chiến II và được ghi nhận vì đã hồi sinh các nền kinh tế đó sau sự tàn phá của chiến tranh.

Ngân hàng thế giới (WB) ước tính việc tái thiết Ukraine sẽ tiêu tốn gần 500 tỷ USD.

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhấn mạnh việc dỡ bỏ các hạn chế gần đây đối với việc sử dụng vũ khí phương Tây nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, diễn ra từ 13-15/6, có sự tham dự của lãnh đạo các nước như Canada, Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Đức, Nhật Bản cũng như những người đứng đầu Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu.

Lãnh đạo các nước khác được mời tham dự gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Ngoài ra, danh sách khách mời còn có một số lãnh đạo châu Phi gồm Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune, Tổng thống Kenya William Ruto và Tổng thống Tunisia Kais Saied.

Giáo hoàng Francis cũng sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, đánh dấu lần đầu tiên một giáo hoàng tham dự sự kiện như vậy. Dự kiến, vào ngày 14/6, Giáo hoàng Francis sẽ có bài phát biểu về những hứa hẹn và rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) đem lại, đồng thời kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột hiện nay trên thế giới.

Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ bao gồm 6 phiên họp về phát triển châu Phi và biến đổi khí hậu, tình hình ở khu vực Trung Đông, xung đột ở Ukraine, di cư, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và một phiên họp đặc biệt tập trung vào trí tuệ nhân tạo và năng lượng.

Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra trong bối cảnh các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua chứng kiến phe cực hữu gia tăng ảnh hưởng trên khắp châu Âu và tình hình bạo lực liên quan chính trị trở nên trầm trọng hơn trong những tháng gần đây.

Tin thế giới 12/6: Nga tung tên lửa tập trận hạt nhân với Belarus, Hezbollah tấn công quy mô lớn Israel, Philippines hồi sinh căn cứ Vịnh Subic

Tin thế giới 12/6: Nga tung tên lửa tập trận hạt nhân với Belarus, Hezbollah tấn công quy mô lớn Israel, Philippines hồi sinh căn cứ Vịnh Subic

Nga-Belarus bắt đầu giai đoạn 2 tập trận hạt nhân phi chiến lược, căng thẳng Hezbollah-Israel tăng cao, con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden ...

Mỹ, Nhật Bản ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine, hé lộ điểm khác biệt của Washington với các nước NATO

Mỹ, Nhật Bản ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine, hé lộ điểm khác biệt của Washington với các nước NATO

Ngày 13/6, Mỹ và Nhật Bản đã ký thỏa thuận an ninh có thời hạn 10 năm với Ukraine, bên lề Hội nghị thượng đỉnh ...

Tàu chiến Nga tiến vào cảng thủ đô của Cuba

Tàu chiến Nga tiến vào cảng thủ đô của Cuba

Ngày 12/6, khinh hạm Nga có tên Đô đốc Gorshkov đã tiến vào bến cảng ở thủ đô Havana của Cuba.

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình ...

Điểm tin thế giới sáng 14/6: Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ chốt thương vụ F-16, tỷ phú Elon Musk bị kiện, Giáo hoàng Francis lần đầu tiên làm việc này

Điểm tin thế giới sáng 14/6: Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ chốt thương vụ F-16, tỷ phú Elon Musk bị kiện, Giáo hoàng Francis lần đầu tiên làm việc này

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/6.

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu phi đang phải đối mặt với những thách thức có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và ngày càng trầm trọng hơn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc từ ngày 5-10/11 tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, Trung Quốc.
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Hội nghị thượng đỉnh BRICS có thể ‘nhấn ga’ tái thiết tài chính toàn cầu, khi đó "chiến dịch trường kỳ" phi USD hóa được đẩy nhanh, SWIFT lung lay...
Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Hồi 13h ngày 23/10, bão Trà Mi, vị trí tâm vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm 'Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng' là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Tầng lớp trí thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia 'kỳ phùng địch thủ'.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Phiên bản di động