Hội nghị thượng đỉnh CIS: Tín hiệu ‘hồi sinh’ tích cực

Tùng Lâm
Hội nghị thượng đỉnh thường niên các nhà lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) diễn ra tại thủ đô Moscow, Liên bang Nga vào ngày 8/10.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh CIS: Tín hiệu ‘hồi sinh’ tích cực
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì Hội nghị thượng đỉnh CIS, tại thủ đô Moscow, ngày 8/10. (Nguồn: kremlin.ru)

Với sự chủ trì của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng sự hiện diện của các Tổng thống Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Thủ tướng Armenia, Hội nghị khẳng định sự quan tâm ngày càng tăng của các thành viên trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế của khối này.

Những thách thức đặt ra đối với CIS hiện nay là duy trì sự thống nhất hành động trước sự gia tăng ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng như sự đoàn kết giữa các thành viên nhằm đương đầu với các thách thức mới phát sinh và tăng cường hợp tác giữa các thành viên nội khối. Trong năm chủ tịch lần này, Nga đã đạt một số kết quả đáng chú ý.

Đối tác chiến lược gần gũi nhất

Tại Hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu một số điểm nhấn trong chính sách của Nga đối với các thành viên, khẳng định sự hợp tác trong khuôn khổ CIS là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga. Ông Putin nhấn mạnh, đối với nước Nga, các nước thuộc Cộng đồng CIS là láng giềng, bạn bè và đối tác chiến lược gần gũi nhất mà Nga cam kết tăng cường hợp tác bằng mọi cách có thể.

Nhà lãnh đạo khẳng định đặc biệt quan tâm đến các vấn đề kinh tế của Cộng đồng và tin tưởng các nước có đầy đủ cơ hội để khởi động các dự án mới, lớn, cùng có lợi trong các lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp đến tài chính và cơ sở hạ tầng. Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh những nỗ lực chung, cơ sở hạ tầng tài chính ổn định và độc lập cũng như ảnh hưởng ra bên ngoài của CIS được tạo ra và các quá trình thay thế nhập khẩu trong không gian hậu Xô viết, qua đó củng cố chủ quyền công nghệ, đang diễn ra với tốc độ nhanh trong khối.

Thống nhất với nhà lãnh đạo Nga về các biện pháp chống lại cấm vận từ phương Tây đối với một số nước trong cộng đồng, Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko kêu gọi các nước CIS cùng nhau phát triển các biện pháp đáp trả tương xứng.

Ông Lukashenko cho rằng, chính sách của phương Tây không chỉ nhằm phá hoại từng quốc gia mà còn nhằm chia rẽ CIS về chính trị và kinh tế. Lãnh đạo các nước chia sẻ quan điểm của Tổng thống Belarus và thống nhất tiếp tục thảo luận chủ đề này để đi đến hành động chung. Trước đó một ngày, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao CIS, Tuyên bố “Về các nguyên tắc hợp tác nhằm bảo đảm an ninh ở Á-Âu” và “Về việc không chấp nhận việc sử dụng đơn phương biện pháp trừng phạt trong quan hệ quốc tế” đã được thông qua.

Cùng với chủ đề chính trị, kinh tế, những lĩnh vực hợp tác then chốt trong CIS bao gồm chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma túy và tham nhũng đã được thảo luận và đạt thống nhất cao.

Hội nghị đã thông qua “Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phi cực đoan hóa giai đoạn 2025-2027” do Uzbekistan khởi xướng. Chương trình được thúc đẩy sau cuộc khủng bố đẫm máu hồi tháng Ba năm nay tại Nhà hát Crocus ở Moscow cũng như tình trạng lao động luân chuyển bất hợp pháp gia tăng giữa các nước thành viên.

Kỷ niệm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Một trong những kết quả quan trọng của Hội nghị là việc thông qua Chương trình nghị sự để kỷ niệm 80 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít vào năm 2025. Tổng thống Lukashenko nhấn mạnh sự cần thiết lưu giữ ký ức về cuộc chiến tranh và chiến công của các dân tộc Liên Xô, những người đã đóng góp to lớn cho chiến thắng. Ông đề nghị xây dựng chương trình hành động chung chống lại sự tôn vinh chủ nghĩa Quốc xã cũng như bảo tồn và có thêm các đài tưởng niệm mới để vinh danh các anh hùng Chiến tranh vệ quốc.

Tổng thống Putin ủng hộ ý tưởng của người đồng cấp Belarus, khẳng định CIS sẽ cùng nhau kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại vào năm sau và coi đây là năm hòa bình và đoàn kết trong CIS. Ông cũng đưa ra sáng kiến phong tặng danh hiệu Danh dự của CIS mang tên “Thành phố Lao động vinh quang: 1941-1945” cho các thành phố trong CIS mà công dân thành phố đó có đóng góp đặc biệt cho Chiến thắng vĩ đại. Danh hiệu này cùng với danh hiệu “Thành phố anh hùng” đã được trao cho 13 thành phố thuộc Nga, Ukraine và Belarus trước đây.

Ngày nay, bối cảnh lịch sử đã khác nhưng để xây dựng một cộng đồng chung thì không thể thiếu sự hiểu biết giữa nhân dân các nước bởi vậy Hội nghị thượng đỉnh thống nhất tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân và ủng hộ ý tưởng thành lập hiệp hội các tổ chức tình nguyện và phi lợi nhuận ở CIS và tổ chức diễn đàn tình nguyện viên của các nước CIS hàng năm.

Trung gian hòa đàm Armenia-Azerbaijan

Một thắng lợi quan trọng của Tổng thống nước chủ nhà tại Hội nghị lần này là tạo ra diễn đàn để lãnh đạo Armenia và Azerbaijan ngồi lại với nhau. Thủ tướng Armenia Pashinyan tuyên bố rằng “Armenia sẵn sàng ký hiệp ước hòa bình với Azerbaijan” trong khi Tổng thống Azerbaijan I. Aliyev đồng ý về nguyên tắc mặc dù không nói khi nào hiệp định được ký kết.

Còn với Nga, nước đề xuất các sáng kiến cho các cuộc đàm phán từ đầu những năm 2020, đã đạt được bước đột phá chiến lược trong trung gian hòa giải giữa Baku và Yerevan, vốn nổ ra xung đột từ cuối những năm 1980. Sự xích lại giữa Baku và Yerevan tại Hội nghị lần này dưới sự trung gian của Tổng thống Putin khiến các kế hoạch trung gian hòa giải của EU và NATO trong quan hệ Armenia - Azerbaijan dường như trở nên ít tính khả thi hơn.

Trong bối cảnh các cuộc xung đột trên thế giới chưa có dấu hiệu lắng dịu, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc tại không gian hậu Xô viết vẫn tiếp diễn và ngày càng gay gắt hơn, những kết quả đạt được từ Hội nghị thượng đỉnh CIS Moscow cho thấy sự hồi sinh một cộng đồng vốn gắn bó rất mật thiết trước đây.

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Những điều 'phút chót' mà Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể làm cho Ukraine không chỉ là cung cấp những gói viện trợ quân ...

Ukraine dời lịch tổ chức Hội nghị hòa bình lần 2, Pháp công bố bước đi quan trọng với Kiev

Ukraine dời lịch tổ chức Hội nghị hòa bình lần 2, Pháp công bố bước đi quan trọng với Kiev

Hội nghị lần thứ hai về giải quyết xung đột ở Ukraine sẽ không diễn ra vào tháng 11/2024 như dự kiến.

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine đã và sẽ có thể sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng của phương Tây, tuy nhiên vẫn đang nỗ lực thuyết phục ...

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga - 'cơn đau đầu' mới của châu Âu, Kiev có thật sự muốn điều này?

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga - 'cơn đau đầu' mới của châu Âu, Kiev có thật sự muốn điều này?

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì ...

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky tự tin sắp kết thúc xung đột, tìm kiếm hậu thuẫn từ Pháp, Mỹ nhất quyết cự tuyệt Kiev

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky tự tin sắp kết thúc xung đột, tìm kiếm hậu thuẫn từ Pháp, Mỹ nhất quyết cự tuyệt Kiev

Ngày 9/10, Tổng thống Ukraine đang ở Croatia để dự Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Đông Nam Âu và có kế hoạch đến thăm Pháp, Đức ...

Xem nhiều

Đọc thêm

ASEAN có 2 đại diện trong top 30 trường đại học hàng đầu thế giới

ASEAN có 2 đại diện trong top 30 trường đại học hàng đầu thế giới

Trong bảng xếp hạng do Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố ngày 9/10, ASEAN có hai trường lọt top 30 trường đại học hàng đầu thế giới.
Làng gốm Bát Tràng và kỷ niệm sâu đậm với Bác Hồ

Làng gốm Bát Tràng và kỷ niệm sâu đậm với Bác Hồ

Baoquocte.vn. Trong chuyến thăm cách đây 65 năm, Bác Hồ đã nhắn nhủ: Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu ở nước Việt ...
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Ngày 9/10/2024, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã trao ủng hộ 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Exchange for Change - Mô hình mới của GNI cho các hoạt động chung tay phát triển cộng đồng

Exchange for Change - Mô hình mới của GNI cho các hoạt động chung tay phát triển cộng đồng

Cơn bão Yagi đi qua, chúng ta đã thấy được “sức mạnh tập thể” khi cả cộng đồng cùng chung sức đồng lòng cứu trợ cho đồng bào bị ảnh ...
Gia Lai tạo bản sắc độc đáo trên bản đồ du lịch Việt Nam

Gia Lai tạo bản sắc độc đáo trên bản đồ du lịch Việt Nam

Du lịch Gia Lai đã và đang chuyển mình tích cực, vươn theo nhịp phát triển chung của đất nước.
Vẻ đẹp ma mị trên bầu trời đêm của Bắc cực quang

Vẻ đẹp ma mị trên bầu trời đêm của Bắc cực quang

Những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc vào ban đêm của Bắc cực quang luôn hấp dẫn những người yêu thiên văn học.
Sudan: Mỹ tăng 'đòn' lên phe bán quân sự, Ai Cập 'kêu oan' vì bị đổ tội không kích

Sudan: Mỹ tăng 'đòn' lên phe bán quân sự, Ai Cập 'kêu oan' vì bị đổ tội không kích

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với một lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự ở Sudan.
Hội đàm cấp thủ tướng Trung Quốc-Australia: Bắc Kinh cam kết về hòa bình khu vực, Canberra thu kết quả lớn

Hội đàm cấp thủ tướng Trung Quốc-Australia: Bắc Kinh cam kết về hòa bình khu vực, Canberra thu kết quả lớn

Trung Quốc sẽ dỡ bỏ trừng phạt hoạt động buôn bán tôm hùm của Australia, động thái này báo hiệu sự kết thúc cuộc chiến thương mại giữa hai nước
Nga gửi bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học lên OPCW, khuyên Mỹ đừng 'hùa theo' Kiev

Nga gửi bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học lên OPCW, khuyên Mỹ đừng 'hùa theo' Kiev

Nga cảnh báo Mỹ nên đánh giá nghiêm túc về những gì đang xảy ra và những nguy cơ phát sinh từ các hành động khiêu khích bằng vũ khí hóa học.
Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, Seoul 'làm nóng' vấn đề tranh chấp lãnh thổ

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, Seoul 'làm nóng' vấn đề tranh chấp lãnh thổ

Tổng thống Hàn Quốc có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với tân Thủ tướng Nhật Bản trong ngày hôm nay, 10/10, tại Lào.
Israel bị cáo buộc không kích dồn dập Syria, vẫn vững nguyên tắc 'im lặng là vàng'?

Israel bị cáo buộc không kích dồn dập Syria, vẫn vững nguyên tắc 'im lặng là vàng'?

Những ngày gần đây, Syria liên tục hứng chịu các cuộc không kích ở miền Trung, trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiến sát 'miệng hố' xung đột.
Iran: Xem xét rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, tiếp tục 'tăng thân' với láng giềng, Mỹ chối bay một việc

Iran: Xem xét rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, tiếp tục 'tăng thân' với láng giềng, Mỹ chối bay một việc

Iran khẳng định tiếp tục chính sách mở rộng quan hệ với các nước láng giềng, nhằm mục đích tăng cường an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Phiên bản di động