Hội thảo trực tuyến 'Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài'

Thùy Dương
Ngày 27/6, Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài - Lần thứ I” đã được tổ chức tại Ba Lan theo hình thức trực tuyến. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo kiều bào trên toàn thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
100 người đến từ 28 quốc gia tham gia hội thảo trưc tuyến 'Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài'
Toàn cảnh Hội thảo Quốc tế đã được tổ chức với chủ đề “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài - Lần thứ I”

Hiện nay, có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Phần đông đều mong muốn các thế hệ con cháu được sinh ra ở nước ngoài của họ vẫn giữ được ngôn ngữ tiếng Việt.

Dù sống ở đâu, các gia đình người Việt luôn có tấm lòng hướng về quê hương, nguồn cội. Vì vậy, ở nhiều quốc gia đã có những tổ chức giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt. Đặc biệt, tại Ba Lan có ngôi trường mang tên trường tiếng Việt Lạc Long Quân.

Với sáng kiến của trường tiếng Việt Lạc Long quân, lần đầu tiên một cuộc Hội thảo quốc tế đã được tổ chức với chủ đề “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài - Lần thứ I”.

Tổ chức lần đầu dưới hình thức trực tuyến, nhưng Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của trên 100 người đến từ 28 quốc gia.

Phát biểu đề dẫn tại điểm cầu chính tại Warsaw, Ba Lan, ông Lê Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng trường tiếng Việt Lạc Long Quân, Trưởng ban tổ chức hội thảo cho biết: “Hội thảo tập trung vào các vấn đề: nội dung và chương trình dạy tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài; kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt (hình thức trực tuyến và không trực tuyến); áp dụng công nghệ trong việc giảng dạy tiếng Việt; chia sẻ thông tin về tình hình dạy và học tiếng Việt ở một số nước và vùng lãnh thổ".

Tại hội thảo, ông Đinh Hoàng Linh, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho hay, những năm qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã hỗ trợ hoạt động dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở các nước dưới nhiều hình thức như: hỗ trợ xây dựng trường, lớp; cung cấp sách giáo khoa, tài liệu.

Các hoạt động nêu trên đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của kiều bào ta ở khắp năm châu mong muốn có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tăng cường việc dạy và học tiếng Việt.

Ông Đinh Hoàng Linh nói: "Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn và thách thức trong công tác này, trong đó rất cần tới sự nỗ lực chia sẻ kinh nghiệm từ đội ngũ các giảng viên tiếng Việt tại các nước.

Bởi vậy, chủ đề 'Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài' thể hiện quyết tâm của Hội người Việt Nam tại Ba Lan và trường tiếng Việt Lạc Long Quân mong muốn thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài".

100 người đến từ 28 quốc gia tham gia hội thảo trưc tuyến 'Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài'
Cô Nguyễn Thị Anh Vân - Hiệu phó Trường tiếng Việt Lạc Long Quân cùng các em học sinh của trường

Hội thảo cũng là dịp để cộng đồng giáo viên, giảng viên tiếng Việt tại các nước và vùng lãnh thổ được giao lưu trực tuyến với các lãnh đạo và thành viên Hội người Việt Nam tại Ba Lan, tại CH Czech, cũng như trường tiếng Việt Lạc Long Quân ở Ba Lan, các học giả và nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước.

Đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua công tác biên soạn các giáo trình dạy và học tiếng Việt cho bà con kiều bào, hay trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Việt cho bà con kiều bào, hoặc các khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho các giáo viên kiều bào do Ủy ban phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Với hơn 40 tham luận, ý kiến trao đổi kinh nghiệm thiết thực và hiệu quả, cũng như những tìm kiếm, hứa hẹn liên kết phát triển tiếp sau, lâu dài cho việc dạy và học tiếng Việt, hội thảo “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài” đã tạo tiền đề kết nối mạng lưới các chuyên gia giảng dạy tiếng Việt ở trong và ngoài nước, để có thể hỗ trợ nhau giữ gìn và truyền bá tiếng Việt nơi đất khách.

Ưu tiên giảng dạy tiếng Việt cho con cháu người Việt tại Odessa, Ukraine
Dạy và học tiếng Việt cho kiều bào, nhận diện thách thức và giải pháp trong thời đại 4.0
Hành trình tình yêu của những giáo viên tiếng Việt tình nguyện ở Đức
Giới thiệu Chương trình dạy tiếng Việt và bộ học liệu ‘Xin chào Việt Nam’
Dạy tiếng Việt ở Tân Thế giới: Từ những "lớp học chui" đến bây giờ!
TIN LIÊN QUAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động