Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường chiều ngày 21/5. |
Buổi sáng, về công tác nhân sự, Quốc hội tiếp tục tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
Tin liên quan |
Tiểu sử tân Chủ tịch nước Tô Lâm |
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Tô Lâm.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Cđồng chí an, đại biểu Quốc hội khoá XV giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hệ thống điện tử.
Kết quả biểu quyết: Đã có 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,92% tổng số đại biểu Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Tô Lâm.
Chủ tịch nước tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
* Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ĐBQH thảo luận ở Đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến về việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội thực hiện việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.
Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Kết quả như sau: có 465 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,48% tổng số ĐBQH), trong đó có 465 đại biểu tán thành (bằng 95,48% tổng số ĐBQH).
* Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội xem xét, phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh. Quốc hội nghe Chủ tịch nước Tô Lâm trình bày Tờ trình về việc đề nghị phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Quốc hội bỏ phiếu kín phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội nghe Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết về việc phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh đối với ông Trần Thanh Mẫn bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,07% tổng số ĐBQH), trong đó có 463 đại biểu tán thành (bằng 95,07% tổng số ĐBQH).
* Cũng trong buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước);
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước).
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
* Về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ngày 27/3, tại Nhà Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận, cho ý kiến về dự thảo luật này.
Tại Hội nghị, các đại biểu cao Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung quan trọng tại dự thảo luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương, 88 điều, số chương giữ nguyên và tăng 07 điều do bổ sung 4 điều mới; gộp 4 điều thành 2 điều; tách nội dung của một số điều thành 5 điều khác.
Đã có 12 ý kiến ĐBQH góp ý vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hội nghị. Trong đó đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương kiến nghị Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để tham mưu Chính phủ ban hành quy chuẩn, quy định kỹ thuật quốc gia về hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình. Đồng thời kiến nghị, mỗi tỉnh chỉ cần xây dựng 01 trung tâm tích hợp quản lý điều hành và giám sát giao thông để tránh lãng phí đầu tư Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, đại biểu tỉnh Bình Dương còn kiến nghị, nghiên cứu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng nặng chế tài đối với hành vi cố tình trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính của cơ quan chức năng, tăng cường tính răn đe, đảm bảo pháp luật được thực thi hiệu quả.
Quan tâm tới quy định về đấu giá biển số xe, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đồng tình với phương án 1, đó là đưa nội dung đấu giá biển số xe vào dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị nghiên cứu và cân nhắc luật này chỉ quy định về nội dung (loại biển đưa ra đấu giá, giá khởi điểm, quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, đăng ký xe, biển số xe trúng đấu giá…..), còn về hình thức (trình tự, thủ tục đấu giá) thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các luật chuyên ngành và Luật Đấu giá tài sản mà không giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục như tại khoản 11, Điều 37 dự thảo luật.
| Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15, với kết quả biểu ... |
| Toàn cảnh bầu, lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 20/5, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ ... |
| Hôm nay 21/5, Quốc hội thảo luận để bầu Chủ tịch nước, Luật Đường bộ, Luật Đấu giá tài sản Hôm nay ngày 21/5, Quốc hội tiếp tục họp tại hội trường, thảo luận danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, ... |
| Slovakia: Tổng thống bất ngờ hủy hội nghị bàn tròn với các đảng trong Quốc hội, tình hình sức khỏe của Thủ tướng Robert Fico ra sao? Văn phòng Tổng thống Slovakia thông báo hoãn hội nghị bàn tròn giữa Tổng thống sắp mãn nhiệm Zuzana Caputova và Tổng thống đắc cử ... |