Nhỏ Bình thường Lớn

Hơn 66 triệu người mất an ninh lương thực ở khu vực Sừng lớn châu Phi

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển liên chính phủ (IGAD) công bố ngày 3/7, khoảng 66,7 triệu người ở khu vực Sừng lớn châu Phi đang bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
LHQ đánh giá nguồn lực cần thiết để hỗ trợ Khu vực Sừng lớn châu Phi
Khu vực Sừng lớn châu Phi đang bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Trong ảnh, một gia đình ở Baidoa, Somalia, ngày 20/1/2023. (Nguồn: THX)

Trong tổng số 66,7 triệu người ở khu vực Sừng lớn châu Phi đang bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng, có 39,1 triệu người đến từ 6 trong số 8 quốc gia thành viên IGAD, bao gồm Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda. Các quốc gia khác nơi người dân bị mất an ninh lương thực ở khu vực Sừng lớn châu Phi là Burundi, Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo FAO và IGAD, số người bị mất an ninh lương thực tại khu vực Sừng lớn châu Phi trong tháng 6 là 66,7 triệu người, giảm gần 11% so với con số 74,9 triệu của tháng trước.

Báo cáo cho biết: “Xung đột, lạm phát, dịch bệnh bùng phát, không có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và nước sạch, tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng ở Đông Phi”.

Theo hai tổ chức này, các quốc gia như Sudan, Somalia, Kenya, Ethiopia và Nam Sudan đã hứng chịu lượng mưa lớn gây lũ lụt, làm gia tăng mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

Báo cáo cho biết khu vực Đông và Trung Phi có một số lượng đáng kể người tị nạn và người di cư trong nước (IDP). Đặc biệt, ở các quốc gia như Uganda, Kenya và Ethiopia, người dân đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực do hạn chế tiếp cận các nguồn tài nguyên thiết yếu và cơ hội sinh kế hạn chế.

Liên quan đến vấn đề này, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc ngày 4/7 cho biết Khu vực Sừng lớn châu Phi cần khoảng 9,8 tỷ USD để hỗ trợ nhân đạo.

Văn phòng này xác định Ethiopia, Sudan, Nam Sudan và Somalia là những quốc gia có nhu cầu tài trợ lớn nhất, lần lượt là 3,24 tỷ USD, 2,7 tỷ USD, 1,79 tỷ USD và 1,6 tỷ USD. Các quốc gia khác là Kenya cần 451,8 triệu USD và Burundi cần 56 triệu USD.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin công dân Việt Nam thương vong

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin công dân Việt Nam thương vong

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ngày 4/7, hiện chưa có thông tin về công dân Việt Nam bị thương vong trong ...

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, chế độ tiền lương, tiền ...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Quân chủng Hải quân cần tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Chủ tịch nước Tô Lâm: Quân chủng Hải quân cần tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Sáng 7/6, tại TP. Hải Phòng, Đại tướng Tô Lâm, Chủ tịch nước, Thống lĩnh các Lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng Quốc ...

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn đẩy mạnh quan hệ quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Morocco

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn đẩy mạnh quan hệ quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hợp tác nghị viện là một trong những kênh hiệu quả trong quan hệ Việt Nam-Morocco.

Tổng thống Singapore: Đây là thời điểm quan trọng để có mặt ở Italy

Tổng thống Singapore: Đây là thời điểm quan trọng để có mặt ở Italy

Chuyến thăm Italy vào ngày 24/6 của Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam là chuyến thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ Singapore tới đất ...

(theo THX)