Hòn đảo “xanh” nhất thế giới

Những người nông dân ở hòn đảo nhỏ Samso (Đan Mạch) đã biến nơi đây thành nơi có mô hình năng lượng sạch điển hình nhất trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hon dao xanh nhat the gioi Đan Mạch đi đầu châu Âu trong chống lãng phí thực phẩm
hon dao xanh nhat the gioi Hygge - Bí quyết sống của người Đan Mạch

Soren Hermansen và hòn đảo Samso nhỏ bé của ông với dân số chỉ 3.750 người đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới về khả năng tự cung tự cấp năng lượng.

Ông Hermansen, dáng người vạm vỡ, luôn cười rất tươi, từng được tạp chí Time vinh danh là một trong những "Anh hùng Môi trường" năm 2008 cùng với Thống đốc bang California (Mỹ ) khi đó là Arnold Schwarzenegger.

hon dao xanh nhat the gioi
Những tấm pin Mặt Trời của một nhà máy trên đảo Samso. (Nguồn: CSM)

Mục tiêu tự cung cấp năng lượng cho cả hòn đảo đã được hiện thực hóa từ cách đây 10 năm. Giờ đây, năng lượng sử dụng chính thức ở Samso bao gồm cả năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học. Chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực để đến năm 2030 sẽ ngừng hoàn toàn việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch (như than, xăng dầu).

Ấn tượng nằm ở chỗ, cư dân của Samso đạt được thành tựu như vậy từ những hạng mục đầu tư không hề mới hay xa lạ. Thực tế cho thấy, họ đơn thuần chỉ tập trung vào các công nghệ xanh hiện có và kêu gọi tất cả mọi người cùng đồng lòng hướng tới mục tiêu chung. Hiện tại, nhiều nông dân trên hòn đảo này thậm chí đang kiếm bộn tiền nhờ bán điện năng được sản xuất từ các tuabin gió.

Sự đồng lòng của người dân

Đan Mạch là một đất nước mà người dân có ý thức bảo vệ môi trường cao. Tại thủ đô Copenhagen, xe đạp nhiều hơn ô tô, 40% lượng điện được sản xuất nhờ sức gió, dự kiến đến năm 2022, 50% rác thải sinh hoạt sẽ được đưa vào tái chế. Đảo Samso cũng không là ngoại lệ.

Điều làm cho người dân đồng lòng hướng tới sản xuất và tiêu thụ năng lượng xanh có nguyên nhân từ việc họ lo ngại Chính phủ Đan Mạch sẽ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở đây.

hon dao xanh nhat the gioi
Ông Soren Hermansen - một trong những người đi đầu phong trào sử dụng năng lượng sạch ở đảo Samso. (Nguồn: CSM)

Ông Hermanse cho biết ông và 20 hộ gia đình khác đã cùng góp vốn đầu tư lắp đặt một tuabin gió loại nhỏ vào đầu những năm 1980. Thời gian sau đó, Hermanse đã tiếp tục phát triển mô hình năng lượng sạch này. Người dân được mua cổ phần ở những dự án như vậy. Ông Hermanse chủ trương xây dựng hệ thống tuabin gió cả ở trên biển lẫn trên đất liền. Thay vì chỉ đặt tại những nơi thuận lợi nhất, những chiếc tuabin còn được cân nhắc lắp dựng tại vị trí sao cho vừa hiệu quả, vừa đảm bảo thẩm mỹ.

Thêm vào đó, chính quyền hòn đảo còn khuyến khích người dân ngừng sử dụng dầu, chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu sạch. Dù các nhà máy địa phương vẫn phát thải khí CO2 nhưng dần dần họ chuyển sang dùng vỏ bào và rơm rạ, hạn chế nhập khẩu dầu.

Để thực hiện mục tiêu không sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vòng 13 năm tới, tại đây người dân đã hưởng ứng phong trào đi xe điện. Có tới 50% phương tiện giao thông tại Samso là xe chạy điện. Hòn đảo này cũng đã trở thành điểm đến, nơi có tỷ lệ xe ô tô điện trên đầu người cao nhất Đan Mạch.

Cần nói thêm rằng, đảo Samson có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi cho chiến dịch xanh hóa bởi ở đây dân số ít, nhiều gió, và luôn ngập tràn ánh nắng.

hon dao xanh nhat the gioi
Những con cừu đứng bên những tấm pin Mặt Trời của một nhà máy trên đảo Samso. Nhà máy này sử dụng vỏ bào và ánh nắng làm nhiên liệu chính. (Nguồn: CSM)

Đánh trúng lợi ích

Một điều thú vị đáng chú ý nữa là cách mà Hermansen và đồng nghiệp của ông thuyết phục những người nông dân vốn ít quan tâm tới biến đổi khí hậu lại trở thành những người tuyên truyền về môi trường xanh. 

Hermansen cho rằng nói “thao thao bất tuyệt” cho người dân nghe về các vấn đề vĩ mô như sự nóng lên toàn cầu,… sẽ là vô ích ngay cả khi người nghe hiểu về biến đổi khí hậu bởi phần lớn họ cho rằng dù bản thân họ có làm gì thì cũng chỉ như “muối bỏ bể”. Họ sợ biến đổi khí hậu cũng như sợ Chiến tranh Lạnh vậy, và rốt cục sẽ chẳng làm gì cả. Thay vào đó, ông nhắm tới những hướng đi mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân.

Ông Jorgen Tranberg, một người dân sống trên đảo, là một trong những nhà đầu tư đầu tiên làm theo chiến dịch xanh hóa này. Ông đã bỏ ra 870.000 USD để xây dựng chiếc tuabin gió đầu tiên. Sau đó, ông lên kế hoạch chi thêm 4,34 triệu USD nữa để xây dựng các tuabin gió ở khắp châu Âu.

Thời gian đã chứng tỏ hướng đi này là đúng, bởi sẽ không ai ủng hộ hay đầu tư trừ phi họ nhận được các lợi ích về kinh tế. Trong tương lai, sẽ chẳng ai cần đến nguồn dầu mỏ nhập từ Trung Đông nữa khi bản thân họ tự tạo ra được nguồn năng lượng sạch.

Trải qua nhiều năm, chiến dịch độc lập về năng lượng trên đảo Samso đã trở thành bản sắc của Đan Mạch. Trên khắp cả nước, những hoạt động cải thiện môi trường trở thành xu thế và chủ đề bàn luận mở đầu cho mọi câu chuyện tại đây.

hon dao xanh nhat the gioi Đan Mạch: Trẻ 2 tuổi phải đạt chuẩn về ngôn ngữ?

Theo chính sách mới mà Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch đệ trình, cha mẹ có thể phải đối mặt với việc cắt giảm trợ ...

hon dao xanh nhat the gioi Đan Mạch với cuộc cách mạng rác thực phẩm

“Thực phẩm là tình yêu. Nếu chúng ta vứt bỏ thực phẩm nghĩa là chúng ta từ bỏ tình yêu”.

Trung Hiếu (theo The Christian Science Monitor)

Đọc thêm

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 18/4 - SXMN 18/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 18/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 18/4 - SXMN 18/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 18/4

XSMN 18/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 18/4/2023. kết quả xổ số ngày 18 tháng 4. xổ số hôm nay 18/4. SXMN 18/4. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng MG của các dòng HS 2021, ZS 2021, MG5 2022, RX5 2023 và MG5 2023 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh ...
Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động