Nhỏ Bình thường Lớn

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023: Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam

Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023: Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam
Toàn cảnh họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023. (Ảnh: G.T)

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông báo tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước và đạt kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật như:

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt.

Lạm phát nhìn chung có xu hướng giảm dần trong bối cảnh lạm phát thế giới neo ở mức cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,16%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra (khoảng 4,5%), tạo dư địa cho các chính sách tiền tệ, tài khoá thúc đẩy tổng cầu và tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,08%, quý III tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao của khu vực, thế giới. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, lãi suất tiền gửi và cho vay mới bình quân đã giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022.

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 75,5% kế hoạch, trong khi miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất 152,5 nghìn tỷ đồng. Xuất nhập khẩu tiếp tục xu hướng tích cực. Xuất khẩu tháng 9 tăng 4,6%, nhập khẩu tăng 2,6% so với cùng kỳ; tính chung 9 tháng xuất siêu 21,68 tỷ USD.

An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (trong 9 tháng xuất khẩu trên 6,6 triệu tấn gạo, kim ngạch 3,66 tỷ USD, tăng 23,1% về lượng và 40,4% về giá trị so với cùng kỳ).

Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông tin thêm, các ngành, lĩnh vực chủ yếu phục hồi, phát triển ổn định. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế; lúa gạo được mùa được giá, tăng cả sản lượng, năng suất và giá bán. Đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý III tăng 7,6%; tính chung 9 tháng tăng 5,9%. Vốn đầu tư của khu vực nhà nước tính chung 9 tháng tăng 15,1%.

Bên cạnh đó, phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực. Tính chung 9 tháng có 165.200 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 1,2% so với cùng kỳ và cao hơn số DN rút lui khỏi thị trường (135.100 doanh nghiệp).

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế được chú trọng; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện; thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công và trợ giúp xã hội... Tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa kỷ niệm các ngày lễ lớn...

"Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam. Ngân hàng HSBC đánh giá, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, Việt Nam sẽ hồi phục trong thời gian ngắn... Đặc biệt, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2023, Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia/nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022; xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc...", Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh.

Uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố và tăng lên
Bộ Trưởng Trần Văn Sơn cung cấp thông tin kinh tễ-xã hội 9 tháng năm 2023 tới báo chí. (Ảnh: Nhật Bắc)

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, sau khi phân tích tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho hay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ yêu cầu: Tiếp tục giữ vững mục tiêu tổng quát đề ra. Đó là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; kiểm soát tốt nợ công, nợ chính phủ, bội chi; chú trọng an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại...

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, theo ông Sơn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương: Điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa các chính sách, nhất là các chính sách tài khoá, tiền tệ, trong đó tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng về đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Chú trọng tận dụng thời cơ, phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng (như sản xuất chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, năng lượng sạch, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…).

Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, nhất là các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, không để hình thành "điểm nóng"...

Đồng thời, cần đảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tập trung trấn áp các loại tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật. Tập trung tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa chát tại các chung cư, nhà ở, thuê trọ nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để có ngay các giải pháp phù hợp; xử lý nghiêm các vi phạm.

Ngoài ra, cần triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực (dệt may, da giày, nông sản, đồ gỗ, điện tử…). Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần củng cố niềm tin và tạo đồng thuận xã hội; đấu tranh, phản bác kịp thời, hiệu quả các thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch; xử lý nghiêm các vi phạm.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế

Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song do thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là "vùng trũng" ...

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Sau hơn nửa thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục củng cố nền tảng, mở rộng hợp tác để ...

Quảng Ninh: Đẩy mạnh thương mại vùng biên

Quảng Ninh: Đẩy mạnh thương mại vùng biên

Hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự ổn định và tăng trưởng hàng năm. ...

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt cơ hội mới

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt cơ hội mới

Báo cáo Tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser của Canada, vừa công bố, Việt Nam đã tăng thêm bốn bậc và xếp ...

Gần 20 năm duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất

Gần 20 năm duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất

Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) nhận định như ...