Thái Lan và Việt Nam có mối quan hệ thân thiết lâu đời. Hai bên luôn dành cho nhau sự hỗ trợ thiết thực trong kinh tế thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước đã có những bước tăng trưởng rõ rệt. Kể từ năm 2012, cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp thương mại Thái Lan-Việt Nam đã được duy trì hàng năm nhằm giải quyết các vấn đề về rào cản thương mại, góp phần thúc đẩy hợp tác một cách hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như hợp tác về hàng hóa nông nghiệp, xúc tiến và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, cũng như hợp tác giữa khu vực tư nhân.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cũng tích cực thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao giá trị thương mại song phương, như tổ chức hội chợ thương mại Thái Lan tại Việt Nam, các sự kiện kết nối kinh doanh, hội thảo trao đổi thông tin và xây dựng mạng lưới kinh doanh cũng như hỗ trợ khu vực tư nhân Thái Lan tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng Việt Nam tại Thái Lan.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit. (Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) |
Trong thời gian qua, những hoạt động hợp tác cụ thể đã góp phần tăng cường quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam. Giá trị thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng và hai nước trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Năm 2020, kim ngạch thương mại Thái Lan-Việt Nam đạt trên 16,6 tỷ USD.
Nhìn lại trong hơn một thập kỷ qua, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng hơn gấp đôi với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,7% mỗi năm.
Có thể nói đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với kim ngạch thương mại giữa Thái Lan và các nước thành viên ASEAN khác. Tăng trưởng thương mại chủ yếu từ xuất nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian, điều này phản ánh thực tế rằng Thái Lan và Việt Nam đều nằm trong cùng chuỗi sản xuất.
Ngoài ra, việc Thái Lan nhập khẩu các mặt hàng thành phẩm, bao gồm cả các sản phẩm công nghiệp như xe máy và nông phẩm như rau, trái cây, cũng như các sản phẩm thực phẩm khác nhau từ Việt Nam ngày càng tăng cho thấy hàng Việt Nam được người tiêu dùng Thái Lan biết đến và ưa chuộng hơn.
Bên cạnh đó, với niềm tin vào tiềm lực kinh tế của Việt Nam, số lượng các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây. Hai bên đã hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau trong phát triển công nghiệp và thương mại trên các lĩnh vực cùng có lợi, cũng như thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa khu vực tư nhân hai nước.
Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và nhiều quốc gia trên thế giới vẫn phải đối mặt với những tác động kinh tế nặng nề, thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam trong sáu tháng đầu năm tiếp tục tăng 31,03%.
Đại sứ Phan Chí Thành (trái) chào xã giao Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit, ngày 7/6/2021. (Ảnh: Trung Anh) |
Thực tế này cho thấy mối liên kết kinh tế và thương mại giữa hai nước ngày càng bền chặt và có sự tương hỗ lẫn nhau. Đặc biệt, hợp tác sử dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ kinh tế mới như trao đổi tri thức và đổi mới sản xuất để phát triển chuỗi cung ứng trong khu vực mà Thái Lan và Việt Nam đã kết nối cùng trong chuỗi sản xuất. Thúc đẩy gia tăng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp khi cả Thái Lan và Việt Nam đều là những nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản và thực phẩm lớn trên thế giới.
Bên cạnh đó, hai nước cũng tạo môi trường phát triển trong các lĩnh vực khác như kết nối hệ thống thanh toán, ứng dụng hệ thống hải quan điện tử nhằm hỗ trợ giao thương thuận tiện và nhanh chóng. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến theo nhiều cách khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề thương mại trong giai đoạn bình thường mới một cách hiệu quả nhất. Sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Việt Nam và tự do hóa thương mại toàn diện sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam, tôi xin gửi lời cảm ơn các cấp lãnh đạo nhà nước và tư nhân của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy thương mại song phương và duy trì thúc đẩy hợp tác kinh tế thông qua các cơ chế hợp tác hiệu quả.
Xin nhấn mạnh rằng, Bộ Thương mại Thái Lan luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác chặt chẽ với khu vực công và tư nhân của Việt Nam để phát triển và thúc đẩy nền kinh tế của cả hai nước, cũng như tận dụng tốt mối quan hệ Đối tác chiến lược trong việc tăng thêm cơ hội cho kinh tế và thương mại để hai nước cùng nhau vững bước đi lên. Tôi cũng rất vui mừng khi Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế 2,9% vào năm 2020 bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Và tôi tin tưởng rằng, với sự ủng hộ tích cực của chính phủ Việt Nam, cùng với nền tảng vững vàng trong sản xuất và xuất khẩu, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng và đạt được các mục tiêu mà chính phủ Việt Nam đã đề ra.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định nhiệm vụ trọng tâm thứ 3: "Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước". |