Nhỏ Bình thường Lớn

HSBC: Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Ngân hàng HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm nay lên 6,5%, thay vì 6% trước đó. Thông tin này được đưa ra tại báo cáo "Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang" do Bộ phận nghiên cứu toàn cầu (HSBC) công bố mới đây,
Kinh tế Việt Nam (Ảnh: Gia Thành)
6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Gia Thành)

Lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất chính là sản xuất

Theo bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN (thuộc bộ phận nghiên cứu toàn cầu), tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam đã tăng lên 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây gần như là mức cao nhất trong hai năm đổ lại đây, vượt xa mức kỳ vọng của HSBC cũng như thị trường là 6%.

6 tháng đầu năm, tăng trưởng đạt 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo HSBC, lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất chính là sản xuất, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cũng được phản ánh qua tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của quý II/2024, đạt 15% so với cùng kỳ năm trước.

Tin liên quan
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á

Mặc dù sự phục hồi chủ yếu được dẫn dắt bởi mảng điện tử, song các ngành hàng khác cũng bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Chẳng hạn, xuất khẩu dệt may và da giày, vốn bị ảnh hưởng bởi gián đoạn ở Biển Đỏ cũng chứng kiến tăng trưởng ở mức hai con số trong quý II.

Cùng với đó, tâm lý các nhà sản xuất cũng tốt lên thấy rõ. Chỉ số PMI tháng 6 tăng mạnh lên 54,7 điểm, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Tình hình việc làm và đơn hàng xuất khẩu mới cũng đã tăng cao so với những tháng gần đây, là "bảo chứng" cho triển vọng tốt hơn của lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam.

Mặt khác, triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong dài hạn vẫn luôn là một điểm sáng. Dù đã giảm so với đỉnh của năm 2017, song FDI mới vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Bên cạnh Trung Quốc và Hàn Quốc, dòng vốn đầu tư từ các nước ASEAN cũng đang chảy qua Việt Nam, đặc biệt là từ Singapore.

Ngoài ra, các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục duy trì đà tích cực. Điều này lý giải vì sao các ngành như vận tải và lưu trú tiếp tục tỏa sáng. Chỉ trong nửa năm 2024, Việt Nam đã thu hút hơn 8,8 triệu lượt khách, vượt mức của năm 2019. Đặc biệt, ngay cả chưa có cơ chế miễn thị thực, lượng du khách Trung Quốc trở lại đã đạt 80% so với thời điểm đó.

Báo cáo của HSBC viết: "Hiện Chính phủ vẫn có các chính sách để hỗ trợ cho kinh tế trong nước. Quốc hội mới đây đã đồng ý kéo dài thời gian giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm, đồng thời giảm một số loại phí đối với một số ngành… Đây là những yếu tố được kỳ vọng sẽ giúp nâng đỡ cho kinh tế trong nước thời gian tới".

Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng

Về lạm phát, giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi vẫn còn tiếp diễn, khiến lạm phát tháng 6 tăng lên so với cùng kỳ năm trước.

HSBC cho rằng, lạm phát có khả năng sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động. Dự báo này loại trừ khả năng dịch bệnh lan rộng tác động lên nguồn cung thịt lợn.

Bà Yun Liu khẳng định: "Chúng tôi tin, Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn trong năm 2024, nếu tình hình phục hồi tiếp tục lan rộng. Với kết quả tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm nay lên 6,5% (trước đây là 6%).

Điều này đồng nghĩa với việc đất nước sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho Malaysia và Philippines trong năm 2022 và 2023".

Tuy vậy, HSBC lưu ý, mức độ ổn định trong phục hồi thương mại và mức độ lan tỏa của sự phục hồi này sang lĩnh vực trong nước là các yếu tố cần theo dõi chặt chẽ.

Ngân hàng này cũng giữ nguyên quan điểm về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất chính sách ổn định ở 4,5% trong năm nay bất chấp những quan ngại chưa dứt về ngoại hối có thể khiến Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất.

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á

Các thành viên Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN luôn có niềm tin mạnh mẽ, sẵn sàng đến đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ Việt ...

Nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 11 lần, đạt mức 220 tỷ USD vào năm 2030

Nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 11 lần, đạt mức 220 tỷ USD vào năm 2030

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành phụ trách Việt Nam, Google châu Á - Thái Bình Dương dự báo, nền kinh tế số của ...

Việt Nam sẽ phối hợp, hỗ trợ tối đa trong khả năng để Lào đảm nhiệm thành công Năm Chủ tịch ASEAN 2024

Việt Nam sẽ phối hợp, hỗ trợ tối đa trong khả năng để Lào đảm nhiệm thành công Năm Chủ tịch ASEAN 2024

Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 (AMM-57) và các Hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 24-27/7 tại ...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đứng thứ nhất ASEAN

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đứng thứ nhất ASEAN

Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính, tỷ trọng kinh tế số trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam năm 2023 đạt ...

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á

Từ góc nhìn phát triển kinh tế, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ...

Tin cũ hơn