Huawei: ‘Cú ngược dòng’ ngoạn mục và phía trước là thách thức

Linh Chi
TGVN. Mặc cho doanh thu tăng 23,2% trong nửa đầu năm 2019, ‘‘gã khổng lồ’’ công nghệ Trung Quốc Huawei vẫn còn phải đối mặt với những thách thức từ phía Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
huawei cu nguoc dong ngoan muc va nhung thach thuc phia truoc Mỹ có thể quyết định cấp phép cho giao dịch với Huawei vào tuần tới
huawei cu nguoc dong ngoan muc va nhung thach thuc phia truoc Hôm nay Mỹ - Trung đàm phán thương mại: Sức ép từ hai ‘chiến tuyến’, triển vọng mịt mù
huawei cu nguoc dong ngoan muc va nhung thach thuc phia truoc

Huawei vẫn còn nhiều thách thức trong chặng đường sau này. (Nguồn: Reuters)

"Cú ngược dòng" về doanh thu

Huawei đã có "cú ngược dòng" ngoạn mục về doanh thu trong nửa đầu năm 2019. Ngày 30/7, Huawei công bố kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm với doanh thu đạt 401,3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 58,34 tỷ USD), tăng 23,2% so với năm trước.

Bên cạnh đó, số lượng điện thoại thông mình bán ra của Huawei, bao gồm cả dòng điện thoại Honor, tăng 24%, đạt 118 triệu sản phẩm. Các thiết bị như máy tính bảng hay các thiết bị nghe cũng tăng nhanh, giúp doanh thu mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei đạt 220,8 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 32,1 tỷ USD).

Trong khi đó, doanh thu giải pháp hạ tầng viễn thông của hãng này đạt 146,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 21,3 tỷ USD). Huawei cho biết, hãng đã ký 50 hợp đồng 5G thương mại và chuyển hơn 150.000 trạm thu phát sóng đến thị trường thế giới. Ngoài ra, ‘‘gã khổng lồ’’ công nghệ Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh các giải pháp công nghệ mới như điện tóa đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống mạng tòa nhà, các trung tâm dữ liệu, Internet vạn vật (IoT)…

Những số liệu này cho thấy, kết quả kinh doanh của Huawei vẫn khá tốt, dù chuỗi cung ứng của họ bị gián đoạn đáng kể khi Mỹ đưa công ty này vào ‘‘danh sách đen’’, hạn chế mua sản phẩm công nghệ Mỹ.

huawei cu nguoc dong ngoan muc va nhung thach thuc phia truoc

Hôm nay Mỹ - Trung đàm phán thương mại: Sức ép từ hai ‘chiến tuyến’, triển vọng mịt mù

TGVN. Hôm nay (30/7), Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và các quan chức hàng đầu Trung ...

Thách thức tiềm tàng

Hôm 29/6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ nới lỏng lệnh cấm với Huawei, cho phép hãng này mua hàng của các doanh nghiệp Mỹ trở lại. Huawei đánh giá động thái này là "bước ngoặt" và vẫn đang chờ quá trình xét duyệt giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ.

Đề cập đến kế hoạch của công ty để phát triển hệ điều hành của riêng mình, Chủ tịch Huawei Liang Hua cho rằng, Huawei nhận thấy rất nhiều thách thức phía trước cho doanh nghiệp điện tử tiêu dùng. Nhưng Huawei tự tin có thể tồn tại sau tất cả bởi tập đoàn này nhận được sự ủng hộ từ phía người dân Trung Quốc.

Theo nhà phân tích tại Canalys Mo Jia, việc bị Washington đưa vào “danh sách đen” đã khiến Huawei bất ổn ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ‘‘gã khổng lồ’’ công nghệ này đã chuyển hướng tập trung vào thị trường trong nước. Người Trung Quốc kêu gọi ủng hộ sản phẩm của Huawei khi căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.

Bên cạnh đó, Huawei cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của người tiêu dùng Trung Quốc đối với việc kinh doanh điện thoại thông minh. Nhóm nghiên cứu thị trường Canalys cho biết, Huawei có 37 triệu điện thoại thông minh được bán tại thị trường trong nước từ tháng Tư đến tháng Sáu vừa qua. Các đối thủ của Huawei như Oppo, Vivo, Xiaomi và Apple đều chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể từ các lô hàng đến Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu so với một năm trước.

Tuy nhiên, Chiu Shih-fang, một nhà phân tích điện thoại thông minh và chuỗi cung ứng kỳ cựu tại Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan (Trung Quốc) cho rằng, điều này sẽ không đủ để bù đắp những khó khăn tiềm tàng phía trước.

"Một trong những thách thức lớn nhất đối với Huawei trong nửa cuối năm nay và thời gian sau này là làm thế nào để hãng có thể được cấp quyền truy cập vào dịch vụ Android của Google và các công ty sở hữu trí tuệ khác của Mỹ. Việc kinh doanh của Huawei sẽ chỉ phát triển khi lệnh cấm được nới lỏng. Huawei có thể xây dựng hệ điều hành và hệ sinh thái của riêng mình nhưng điều đó còn phụ thuộc khá nhiều từ Chính quyền Tổng thống Trump’’, nhà nghiên cứu Chiu Shih-fang nói.

Trước bối cảnh đàm phán thương mại đang diễn ra ở Thượng Hải (Trung Quốc), Chủ tịch Huawei cho biết, các nhà cung cấp phía Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm đối với một số lô hàng của Huawei nhưng điều này chỉ hỗ trợ hãng "ở các phần không quan trọng". Huawei vẫn bị 'cách ly' với hệ điều hành Android của Google.

"Điều rất quan trọng đối với việc triển khai điện thoại thông minh ở nước ngoài. Chúng tôi không biết liệu Huawei có thể sử dụng hệ thống Android của Google trong tương lai hay không. Nếu không thể, Huawei sẽ có kế hoạch dự phòng của riêng mình", Liang cảnh báo.

huawei cu nguoc dong ngoan muc va nhung thach thuc phia truoc

Mỹ - Trung nối lại đàm phán thương mại tại Thượng Hải

TGVN. Ngày 30/7, các quan chức thương mại cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã nối lại đàm phán tại thành phố Thượng Hải, ...

huawei cu nguoc dong ngoan muc va nhung thach thuc phia truoc

Cách ‘bảo vệ’ nước Mỹ của Tổng thống Trump và số phận 'con bài mặc cả' Huawei

TGVN. Tổng thống Donald Trump đúng hay sai khi sử dụng Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như một “con bài mặc ...

huawei cu nguoc dong ngoan muc va nhung thach thuc phia truoc

Mỹ sẽ điều tra về 'mối quan hệ bí mật' giữa Huawei và Triều Tiên

TGVN. Ngày 22/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Washington sẽ phải "tìm hiểu" về thông tin cho rằng, Tập đoàn viễn thông Huawei ...

(theo Reuters, Nikkei Asian Review)

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động