Huawei khai thác 'mỏ' bằng sáng chế khổng lồ

Việc ký hàng chục thoả thuận cấp phép với các công ty nước ngoài như Nokia, BMW và Audi là cơ hội để Huawei kiếm được "bộn tiền" từ kho bản quyền khổng lồ đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sau bà Mạnh Vãn Chu, Thủ tướng Canada đưa ra bình luận đầu tiên liên quan 'số phận' của Huawei. (Nguồn: CTV News)
Huawei sở hữu kho bằng sáng chế khổng lồ. (Nguồn: CTV News)

Ngày 22/12, Huawei cho biết đã gia hạn thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế với đối thủ Phần Lan - Nokia. Hai nhà sản xuất thiết bị mạng đã ký một thỏa thuận cấp phép vào năm 2017.

Huawei tiết lộ, trong năm nay họ đã ký hơn 20 thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế mới hoặc thỏa thuận mở rộng với các công ty trong các ngành bao gồm điện thoại thông minh, ô tô và viễn thông.

Theo ông Alan Fan, người đứng đầu bộ phận sở hữu trí tuệ của Huawei, các công nghệ của hãng đang hỗ trợ ngành ô tô và các ngành công nghiệp dọc khác trong quá trình số hóa. Tiền bản quyền mà Huawei nhận được sẽ tài trợ cho nỗ lực R&D của công ty.

Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã mở rộng các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế trong khi tìm kiếm các nguồn thu mới sau khi bị thêm vào danh sách đen thương mại của Washington vào năm 2019. Tổng doanh thu năm 2021 của Huawei là 636,8 tỷ NDT (100 tỷ USD), giảm 29% so với một năm trước đó do doanh số từ mảng kinh doanh tiêu dùng, bao gồm cả điện thoại thông minh, giảm 50% xuống còn 243,4 tỷ NDT.

Trong lĩnh vực ô tô, Huawei đã đạt được thỏa thuận bản quyền với 15 nhà sản xuất xe hơi trên toàn cầu, trong đó có Audi, Mercedes-Benz và BMW. Theo ước tính của Huawei, khoảng 15 triệu ô tô sẽ được hưởng lợi từ các bằng sáng chế của Huawei trong năm nay, tăng từ 8 triệu chiếc vào năm 2021.

Ông Fan cho biết, các bằng sáng chế mà Huawei đã cấp phép cho các nhà sản xuất ô tô chủ yếu liên quan đến các công nghệ truyền thông như 4G, nhưng các điều khoản của các thỏa thuận khác nhau.

Thỏa thuận mới với Nokia được đưa ra sau khi Huawei ký thỏa thuận cấp phép chéo với Oppo về các công nghệ di động bao gồm cả 5G. Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi yêu cầu bộ phận Sở hữu trí tuệ (IP) tăng cường nỗ lực chuyển đổi nguồn bằng sáng chế khổng lồ thành doanh thu thông qua “giá cả hợp lý và tạo ra lợi nhuận phù hợp” cho các khoản đầu tư R&D, theo một bản ghi nhớ của công ty được công bố hồi tháng 4.

Tổng doanh thu từ việc cấp phép bằng sáng chế từ năm 2019-2021 đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Năm ngoái, lần đầu tiên thu nhập từ tiền bản quyền của Huawei cao hơn chi phí mà họ phải trả để dùng công nghệ từ các công ty khác. Tuy nhiên, ông Fan cho biết không coi việc cấp phép sở hữu trí tuệ là một hoạt động kinh doanh hoặc dựa vào nó như một nguồn doanh thu chính.

Năm 2021, Huawei nộp kỷ lục 6.952 đơn xin cấp bằng sáng chế, tăng 27% so với năm 2020, thông qua Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT). Như vậy, Huawei trở thành công ty nộp hồ sơ PCT lớn nhất thế giới trong 5 năm liên tiếp.

Công ty đứng đầu về số bằng sáng chế được cấp cho các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc vào năm 2021, tiếp theo là gã khổng lồ Internet Tencent và Oppo, theo báo cáo của Cục Quản lý Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc hồi đầu tháng này.

Lãnh đạo cấp cao Huawei đột ngột qua đời

Lãnh đạo cấp cao Huawei đột ngột qua đời

Ông Ryan Ding Yun, lãnh đạo kỳ cựu Tập đoàn công nghệ Huawei đã đột tử sau khi tham gia một cuộc thi marathon 28km.

Vì lý do này, Mỹ sẽ cấm thiết bị viễn thông mới từ hai công ty Trung Quốc

Vì lý do này, Mỹ sẽ cấm thiết bị viễn thông mới từ hai công ty Trung Quốc

Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) dự kiến sẽ thông qua lệnh cấm các thiết bị viễn thông mới từ Huawei Technologies và ...

Mỹ có lý do cấm thiết bị của các hãng viễn thông Trung Quốc, xem xét các giấy phép đang được lưu hành

Mỹ có lý do cấm thiết bị của các hãng viễn thông Trung Quốc, xem xét các giấy phép đang được lưu hành

Ngày 25/11, giới chức Mỹ thông báo cấm nhập khẩu hoặc buôn bán các thiết bị viễn thông được cho là “nguy cơ không thể ...

Đức tuyên bố ‘không muốn nối gót Mỹ’ trừng phạt Huawei của Trung Quốc

Đức tuyên bố ‘không muốn nối gót Mỹ’ trừng phạt Huawei của Trung Quốc

Đức không cấm hoàn toàn tất cả sản phẩm của Huawei (Trung Quốc) mà sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.

Huawei 'chiếm sóng' ở Đức

Huawei 'chiếm sóng' ở Đức

Đức đang phụ thuộc hơn vào tập đoàn Huawei của Trung Quốc trong việc phát triển mạng truy cập vô tuyến (RAN) 5G của nước ...

(theo Vietnamnet)

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động