TIN LIÊN QUAN | |
Sắc lệnh của Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen có hiệu lực từ hôm nay | |
Ông Trump đang “châm ngòi” cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” về công nghệ? |
Sắc lệnh của Tổng thống Trump, đưa Huawei vào danh sách đen bắt đầu có hiệu lực từ 17/5. (Nguồn: Nikkei) |
Các cuộc đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh trở nên bế tắc sau các đợt tăng thuế quan mới ăn miếng trả miếng. Đòn mới nhất từ Nhà Trắng vào hôm thứ tư (15/5) đã khiến căng thẳng leo thang mạnh mẽ, Tổng thống Donald Trump quyết ra tay chống lại Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và cũng là một trong những niềm tự hào của Trung Quốc.
Động thái này của Nhà Trắng được đánh giá nguy hiểm đến mức, nó có thể xóa bỏ hoàn toàn mọi nỗ lực đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc từ trước đến nay.
Scott Kennedy, Giám đốc Dự án Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, đánh gia: "Nó có khả năng đưa toàn bộ mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về điểm xuất phát”.
Một 'hành động thù địch công khai'
Chính phủ Mỹ từ lâu đã lập luận rằng, thiết bị của Huawei gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia và có thể được Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp. Họ cũng đã có nhiều động thái vận động các đồng minh để loại trừ Huawei được tham gia xây dựng các mạng không dây 5G thế hệ tiếp theo. Và đầu năm nay, Chính quyền Tổng thống Trump đã đệ đơn tố cáo hình sự đối với Huawei, tuyên bố rằng công ty này đã đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile (TMUS) và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Cuộc tấn công đã đạt đến một mức độ mới vào thứ Tư vừa qua. Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông từ các nguồn mà chính quyền cho là mối đe dọa an ninh quốc gia. Hành động đó được xem là nhắm vào Trung Quốc và Huawei - công ty hàng đầu về công nghệ 5G hiện nay và là doanh nghiệp công nghệ toàn cầu với doanh thu hơn 100 tỷ USD.
Nhà Trắng cũng đã thêm Huawei vào cái gọi là Danh sách thực thể của các doanh nghiệp mà họ nói là làm suy yếu lợi ích của nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là các công ty Mỹ có thể cũng phải cần có giấy phép mới có thể tiếp tục cung cấp cho Huawei các linh kiện quan trọng. Các chi tiết và chỉ định cụ thể đối với Huawei sẽ tiếp tục được làm rõ trong thời gian tới. Nhưng hành động này đã đóng vai trò như một lời đe dọa rằng, “Mỹ có thể cắt đứt các đường cung cấp quan trọng đối với thị trường Trung Quốc”.
Theo giới phân tích, nếu điều đó xảy ra, các “gã khổng lồ công nghệ” của Trung Quốc vốn phụ thuộc vào các thành phần công nghệ quan trọng từ công ty Mỹ như Qualcomm (QCOM), Micron (MICR) và Intel (INTC) sẽ gặp vấn đề. Bởi nếu không có họ, cả công ty và mạng lưới khách hàng của các đế chế công nghệ đến từ Trung Quốc ở 170 quốc gia sẽ gặp rủi ro.
"Trung Quốc sẽ coi đây là một hành động thù địch công khai và một sự khiêu khích lớn", chuyên gia Paul Triolo, phụ trách khu vực tại Công ty tư vấn Eurasia Group nhận định.
Hy vọng mong manh
Mọi rủi ro hiện nay phụ thuộc phần lớn vào cách Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào.
Mặc dù mức thuế nhằm trả đũa nhau đã được các bên công bố trong tuần qua, khiến thị trường thế giới khá thất vọng, tuy nhiên, các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa bị từ bỏ hoàn toàn, dù hy vọng khá mong manh.
Tổng thống Mỹ Trump có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới. Nhưng Bắc Kinh lại khó có thể bỏ qua sự leo thang mạnh mẽ của Washington khi họ dồn dập tấn công Huawei.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị đẩy lên một mức độ mới, nguy hiểm hơn. (Nguồn: Telegraph) |
Mới đây Bắc Kinh đã quyết định phá giá tỷ giá đồng nội tệ - một động thái làm giảm bớt áp lực cho nền kinh tế Trung Quốc. Đây được cho là một dấu hiệu “hụt hơi” mới trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng dù thế nào thì Bắc Kinh vẫn không thể bỏ qua đòn tấn công chống lại Huawei từ Mỹ.
“Bắc Kinh khó có thể tiếp tục ngồi đàm phán thương mại với Mỹ khi vẫn cảm thấy bị bắt làm con tin ", Triolo nhận định.
Còn trong trường hợp, nếu các cuộc đàm phán có một tiến triển nào đó thì không có khả năng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ đáng kể cho Washington, đặc biệt là về các vấn đề công nghệ - trung tâm của sự tranh chấp.
Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc chuyển giao công nghệ bắt buộc từ các công ty Mỹ và đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh trên đường đua thống trị các công nghệ của tương lai.
Theo giới chuyên gia, khi Huawei bị vào danh sách đen, tiềm năng để Trung Quốc trả đũa các công ty Mỹ hoạt động tại nước này cũng tăng lên. Bắc Kinh có thể làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty Mỹ trở nên khó khăn hơn bằng các rào cản, từ sự chậm trễ của hải quan, đến khả năng giám sát cao độ của các nhà quản lý. Bởi trên thực tế, các thương hiệu lớn như Boeing (BA), Nike (NKE), Tesla (TSLA), General Motors (GM) và nhiều hãng khác của Mỹ hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.
"Những rủi ro là rất lớn, đối với cả Trung Quốc và Mỹ," Chuyên gia Scott Kennedy nói. "Đây không chỉ là một hành động gia tăng đơn thuần".
“Giải mã” lý do ông Tập đột ngột chấp nhận rủi ro xung đột lớn hơn với Mỹ Tác giả Bradley A. Thayer và Lianchao Han của tờ The Hill mới đây có bài phân tích về quan hệ Mỹ - Trung và ... |
Quyết không thỏa hiệp, ông Trump “cài” ý đồ riêng trong đàm phán với Bắc Kinh (TGVN). Không phải là ngẫu nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột thể hiện thái độ với Bắc Kinh, “cứng rắn” hơn bất kỳ ... |
Bắc Kinh "phản đòn", ông Trump tung chiêu thức mới Hiện vẫn còn phải chờ xem liệu lời đe dọa của ông Trump có đem lại một thỏa thuận thương mại có lợi cho Mỹ ... |