Nhỏ Bình thường Lớn

Hướng đi triển vọng của khu du lịch sinh thái, văn hóa bản Ven, Bắc Giang

Du lịch sinh thái, văn hóa bản Ven của Hợp tác xã Thân Trường (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) được công nhận là sản phẩm OCOP đã mở ra hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế, tạo thu nhập bền vững cho người dân.
Du khách mặc trang phục của người dân tộc Cao Lan và tham gia hái chè cùng người dân khi đến khu Du lịch sinh thái, văn hóa bản Ven. (Nguồn: Báo Xây dựng)
Du khách mặc trang phục của người dân tộc Cao Lan và tham gia hái chè cùng người dân khi đến khu Du lịch sinh thái, văn hóa bản Ven. (Nguồn: Báo Xây dựng)

Bản Ven có lịch sử hình thành hơn 300 năm. Bản Ven có tổng 148 hộ. Tính đến năm 2020, có 562 nhân khẩu. Trong đó, người đồng bào dân tộc Cao Lan chiếm 95,2%. Với lợi thế tiềm năng thiên nhiên đa dạng và phong phú cũng như có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Bản Ven đã trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái cộng đồng được ưa chuộng vài năm trở lại đây.

Năm 2022, sản phẩm Du lịch sinh thái, văn hóa bản Ven của Hợp tác xã Thân Trường (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là sản phẩm đầu tiên thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch được gắn sao của tỉnh Bắc Giang được công nhận là sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang) cho biết: “Với việc có sản phẩm đầu tiên thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch được công nhận OCOP 3 sao, Bắc Giang đã có sản phẩm OCOP ở 5/6 nhóm. Điều này sẽ mở ra cơ hội, khuyến khích các chủ thể đang hoạt động du lịch đầu tư phát triển thành sản phẩm OCOP”.

Bà Lý Thị Hợi, Giám đốc Hợp tác xã Thân Trường cho hay, từ vùng nguyên liệu chè xanh Bản Ven cùng sự quan tâm định hướng, động viên của các cấp, các ngành, Hợp tác xã Thân Trường đã mạnh dạn cùng với các hộ dân tham gia xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, với mục tiêu "sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm văn hóa hướng tới sản phẩm du lịch" tại điểm du lịch cộng đồng Bản Ven.

Theo bà Hợi, với đặc trưng của vùng đất Xuân Lung xưa, Bản Ven có lợi thế về thiên nhiên, văn hóa của đồng bào dân tộc Cao Lan, Hợp tác xã đã vận động và hỗ trợ kinh phí cho các nhóm hộ nơi đây khôi phục những nét văn hóa văn nghệ truyền thống về trang phục, sát sình ca, múa sạp...

Hướng đi triển vọng của khu du lịch sinh thái, văn hóa bản Ven, Bắc Giang

Đồng bào dân tộc Cao Lan, xã Xuân Lương luyện tập văn nghệ để giao lưu với du khách. (Nguồn: Báo Bắc Giang)

Cùng với đó, Hợp tác xã Thân Trường đã phục dựng lại các nếp nhà sàn mang kiến trúc đặc trưng; giữ gìn và phát triển các món ăn ẩm thực đặc sản núi rừng với cách chế biến mang hương vị đặc trưng bản địa và đưa các sản phẩm nông nghiệp địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ cho du khách thập phương.

Du lịch cộng đồng ở bản Ven được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở trong việc đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP; tạo sự tin tưởng cho du khách khi sử dụng dịch vụ. Người dân ở bản Ven cũng đã có sự chuyển biến tích cực, trong ý thức gìn giữ, phát huy giá trị sản phẩm của độc đáo của riêng mình.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua kênh du lịch sẽ được phát triển rộng rãi và được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bản Ven nhiều hơn.

Bà Lý Thị Hợi nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ xây dựng kế hoạch nâng tầm sản phẩm Du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven, trong đó tập trung vào các tiêu chí đạt điểm thấp, nhất là nâng cao trình độ đội ngũ lễ tân, hướng dẫn viên, đầu bếp. Chúng tôi sẽ hoàn thiện các điều kiện để nâng sao cho sản phẩm của mình”.

Cục Thuế Bắc Giang: Nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Cục Thuế Bắc Giang: Nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Nhờ nỗ lực đồng hành và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn duy trì và ổn định sản xuất ...

253 sản phẩm OCOP tạo sức bật mới cho nông nghiệp Bắc Giang

253 sản phẩm OCOP tạo sức bật mới cho nông nghiệp Bắc Giang

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp, có ...

Sản phẩm OCOP Bắc Giang: Động lực thúc đẩy kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn

Sản phẩm OCOP Bắc Giang: Động lực thúc đẩy kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn

Nhờ thực hiện hiệu Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Bắc Giang đã gặt hái được một số kết quả nổi bật, đặc ...

Chuyển đổi số ‘chắp cánh’ cho sản phẩm OCOP Bắc Giang đến thị trường trong và ngoài nước

Chuyển đổi số ‘chắp cánh’ cho sản phẩm OCOP Bắc Giang đến thị trường trong và ngoài nước

Các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của Bắc Giang đang được ứng dụng triệt để số hóa trong kết nối tiêu ...

Bắc Giang tiếp tục khơi dậy tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Bắc Giang tiếp tục khơi dậy tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP chính là bước mở để kinh tế nông thôn Bắc Giang phát huy nội lực, gia tăng giá trị cho các sản ...