Hội nghị do bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương; ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VUFO, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì, với sự tham dự của đại diện 51 tổ chức đoàn thể, tổ chức nhân dân và một số cơ chế liên ngành; một số cơ quan tham gia cơ chế Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN.
Tin liên quan |
Giới thiệu nét văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam và nghi lễ Hầu Đồng tại Australia |
Tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Thị Hoàng Vân đánh giá cao việc VUFO với tư cách là cơ quan thường trực công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đề xuất, tổ chức hội nghị đầu tiên chia sẻ thông tin cho các tổ chức đoàn thể, tổ chức nhân dân.
Bà Vân khẳng định, công tác vận động các nguồn lực phi chính phủ nước ngoài đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, được thể hiện ở con số giá trị viện trợ được huy động hằng năm, với những thành tựu rất cụ thể, đóng góp trên các lĩnh vực khác nhau trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, đáp ứng các ưu tiên, nhu cầu của Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hà Anh) |
Thành tựu trong công tác phi PCPNN cũng thể hiện ở việc đã huy động được sự tham gia rộng rãi của các địa phương, các bộ, ngành đến các tổ chức nhân dân.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đánh giá cao sự tham gia của các tổ chức nhân dân trong mảng công tác quan trọng này. Các văn bản chỉ đạo của Đảng đối với công tác PCPNN có từ rất sớm, như Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/1/2003 của Ban Bí thư Khóa IX) về công tác phi chính phủ nước ngoài; Kết luận số 98-KL/TW ngày 28/6/2014 của Ban Bí thư (Khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TW.
Dự kiến, trong thời gian tới, Ban Đối ngoại Trung ương sẽ chủ trì để tham mưu cho Ban Bí thư tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 98 KL/TW về công tác PCPNN.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân nêu rõ: “Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động PCNNN nhằm huy động nguồn lực, tranh thủ những nguồn lực quốc tế phục sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”.
Nhấn mạnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước thời gian tới đặt ra nhiều vấn đề, nội dung mới cho công tác đối ngoại nói chung và công tác phi chính phủ nước ngoài nói riêng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương đề nghị các đại biểu nêu ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn công tác để nhằm tháo gỡ những khó khăn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phi chính phủ nước ngoài.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng ban Ban Điều phối viện trợ nhân dân báo cáo về tình hình hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam hiện nay và tình hình hợp tác với các đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương. Báo cáo chỉ rõ những thành quả, hạn chế và những khuyến nghị cho thời gian tới.
Đại diện Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đánh giá tình hình các đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương thực hiện Nghị định số 80/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Các báo cáo tại đây cho biết, tính đến cuối năm 2022 có 388 tổ chức PCPNN hoạt động ở Việt Nam. Viện trợ PCPNN tập trung nhiều vào các lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên - môi trường và y tế. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có những hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam cho phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân.
Trong giai đoạn 2020-2022, Việt Nam đã tiếp nhận được hơn 677 triệu USD viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Hoạt động của các tổ chức PCPNN góp phần tăng cường hiểu biết của quốc tế đối với đất nước, con người, chính sách của Việt Nam; đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái về Việt Nam trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.
Tại Hội nghị, đại diện các đoàn thể và tổ chức nhân dân như Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam…. chia sẻ các vấn đề liên quan đến vận động, tiếp nhận viện trợ, hợp tác với các tổ chức PCPNN.
Các câu hỏi và các ý kiến đóng góp đều được Ban Đối ngoại Trung ương và VUFO giải đáp, ghi nhận, tiếp thu để giúp công tác PCPNN đạt được những thành tựu mới trong thời gian tới.
Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 15/1/2021 của Ban Bí thư (Khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, đã nhấn mạnh yêu cầu đối với công tác phi chính phủ nước ngoài là: tranh thủ vận động, đa dạng hóa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhà nước đã có những văn bản để thể chế hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Gần đây nhất là Nghị định số 80/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. |
| Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho người có công Chiến tranh đã lùi xa nhưng suốt 76 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan ... |
| Phụ nữ Việt Nam-Nam Phi cùng phát huy tiềm năng trong phát triển kinh tế đất nước Chiều 16/8, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội tổ chức tọa đàm "Vai ... |
| Nhiều kết quả tích cực từ Chương trình Quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài 2019-2025 Ngày 21/12, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình Quốc gia về tăng ... |
| Ghi nhận đóng góp tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam giai đoạn 2020-2022 Trên 5.000 dự án và khoản viện trợ được các tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai ở Việt Nam và đạt giá ... |
| Năm nhiệm vụ trọng tâm tạo đột phá trong công tác phi chính phủ nước ngoài Chiều ngày 14/3, đã diễn ra Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phi chính phủ nước ngoài năm 2022 tại điểm cầu Trung ... |