IMF đánh giá rằng quốc gia Nam Á này tiếp tục là nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
IMF đưa ra các mức dự báo khởi sắc nói trên dựa trên đánh giá rằng đầu tư và chi tiêu tiêu dùng đã và đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ, trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ áp dụng lập trường chính sách tiền tệ mở rộng hơn cũng như chính sách tài chính thuận lợi, qua đó giúp tạo lực đẩy cho nền kinh tế.
Trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đạt 7,1%, so với mức tăng 6,6% của Trung Quốc. Báo cáo của IMF nhận định Ấn Độ cần tiếp tục thực hiện các cải cách về tái chính và cấu trúc cũng như nỗ lực cắt giảm nợ công để đảm bảo các triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.
IMF) dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 7,3% trong năm 2019 và 7,5% năm 2020. (Ảnh: bnews.vn) |
Cũng tại báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2019, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm 2019 từ 3,5% xuống còn 3,3%. Đây là lần thứ hai trong vòng 4 tháng qua, định chế tài chính đa phương toàn cầu này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cho rằng kinh tế thế giới đã mất động lực sau những cú sốc từ việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, căng thẳng thương mại gia tăng cũng như các điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn.
IMF cảnh báo, kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với "thời điểm nhạy cảm", bị tác động bởi những nguy cơ như sự phục hồi kinh tế yếu trong bối cảnh xuất hiện nhiều căng thẳng thương mại, vấn đề Brexit và các yếu tố khác. Tuy nhiên, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng lên 3,6% trong năm 2020, nhờ những nhân tố tích cực, trong đó phải kể đến thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.
IMF cũng giảm đáng kể dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm 2019 xuống còn 2,3% so với dự báo 2,5% đưa ra hồi tháng 1/2019. Thậm chí, IMF còn điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống còn 1,9% trong năm 2020.
Bên cạnh đó, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ lần lượt tăng ở mức 6,3% và 6,1% trong năm 2019 và 2020. Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), IMF cũng giảm mạnh dự báo tăng trưởng khu vực này xuống chỉ còn 1,3% năm 2019 và 1,5% năm 2020, trong đó Đức và Italy là hai nền kinh tế bị tác động lớn nhất với mức tăng trưởng của Đức chỉ đạt 0,8% trong khi của Italy là 0,1%.