Nhỏ Bình thường Lớn

IMF: Chủ nghĩa bảo hộ đang đe dọa kinh tế châu Á

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 9/5 cảnh báo triển vọng kinh tế của khu vực châu Á là "không chắc chắn" và có nhiều rủi ro, do nguy cơ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu và sự gia tăng các chính sách bảo hộ thương mại.
TIN LIÊN QUAN
imf chu nghia bao ho dang de doa kinh te chau a 20 năm sau khủng hoảng tài chính châu Á: Mối lo còn đó
imf chu nghia bao ho dang de doa kinh te chau a ADB: Kinh tế châu Á tăng trưởng vững chắc trong năm nay

Mới đây, trong báo cáo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này năm 2017 lên mức 5,5%, từ 5,4% đưa ra trong tháng 10/2016. Ngoài ra, IMF giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực năm 2018 là 5,4%. Năm ngoái, kinh tế khu vực này tăng trưởng 5,3%.

Báo cáo trên được đưa ra vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách trong khu vực đang đau đầu với việc làm thế nào đối phó với các rủi ro gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như khả năng tăng chi phí tài chính khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh việc tăng lãi suất.

imf chu nghia bao ho dang de doa kinh te chau a
Trụ sở IMF tại Washington, D.C. (Nguồn: Getty)

Theo IMF, việc tiếp tục thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu có thể dẫn tới sự biến động trong dòng vốn. Châu Á-Thái Bình Dương có thể phải chịu tác động lan tỏa mạnh mẽ hơn nếu nỗ lực dịch chuyển nền kinh tế theo hướng tiêu dùng của Trung Quốc gặp nhiều trở ngại hơn dự báo.

IMF cho rằng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở các nước đối tác thương mại lớn sẽ là rủi ro đáng kể cho khu vực. Châu Á dễ bị tổn thương bởi sự suy giảm thương mại toàn cầu do khu vực này có độ mở cửa thương mại cao và mức độ tham gia cao vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

IMF cũng cho rằng tỷ giá linh hoạt vẫn nên tiếp tục giữ vai trò là công cụ chính nhằm đối phó với nguy cơ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu hoặc sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ. 

Theo IMF, châu Á nên duy trì việc nới lỏng chính sách tiền tệ nói chung khi lạm phát thấp hơn chỉ tiêu và hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đang chững lại. Nếu tăng trưởng tiếp tục giảm, một số ngân hàng trung ương trong khu vực như Malaysia và Thái Lan có thể sẽ phải cắt giảm lãi suất cho đến khi tình hình bên ngoài được ổn định. Trong khi đó, các nước khác như Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam nên sẵn sàng tăng lãi suất nếu áp lực lạm phát tăng.

imf chu nghia bao ho dang de doa kinh te chau a Kinh tế châu Á sẽ khởi sắc trong năm 2017

Đó là dự báo của tạp chí National Interest (Mỹ) trong bài phân tích với tựa đề "Lý do Mỹ và Trung Quốc có thể ...

imf chu nghia bao ho dang de doa kinh te chau a APEC thiết lập một hình mẫu cho thế giới về thương mại

Đó là thông điệp mà Hội nghị Bộ trưởng APEC (AMM), diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh ...

imf chu nghia bao ho dang de doa kinh te chau a Kinh tế châu Á: Tăng trưởng vững chắc với tốc độ “vừa phải”

Bất chấp đà tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ được ...

Bảo Ngọc (theo Reuters)