Như vậy, với kế hoạch giải ngân thứ 3 này, Ai Cập nhận được tổng cộng 6 tỷ USD, tương đương 50% gói vay. Quyết định giải ngân trên được đưa ra sau khi IMF ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Ai Cập trong tiến trình cải cách kinh tế, tập trung vào một số lĩnh vực như thuế, cắt giảm trợ cấp ngành năng lượng và tiền tệ.
Trụ sở IMF tại Washington, D.C, Mỹ. (Nguồn: Getty Images) |
Tuy nhiên, IMF khẳng định Cairo cần nỗ lực hơn nữa để thành tích trong cải cách kinh tế rõ nét hơn, cụ thể là đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa chính sách thuế và thủ tục hải quan nhằm thu hút đầu tư tự do trong nhiều lĩnh vực.
IMF dự báo kinh tế Ai Cập sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2017, trong khi tỷ lệ lạm phát của nước này, vốn đã vượt mức 33% vào tháng 8/2017, được dự báo giảm còn 13% vào cuối năm 2018.
Kể từ sau cuộc chính biến lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak vào năm 2011, kinh tế Ai Cập - quốc gia đông dân nhất thế giới Arab liên tiếp chịu các cú sốc do tình hình chính trị và an ninh bất ổn.