📞

Indonesia, Malaysia đối phó thế nào với lạm phát?

Linh Chi 16:59 | 11/07/2022
Ngay sau khi thấy "chồi xanh" đầu tiên của sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19, các nền kinh tế Đông Nam Á lại bị ảnh hưởng bởi giá thực phẩm và dầu thô tăng cao.
Các nhà phân tích và chuyên gia cho rằng, một số quốc gia có thể phải chi nhiều hơn ngân sách hàng năm để giảm thiểu tác động của lạm phát. Hình ảnh người dân mua thực phẩm tại chợ ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: AFP)

Giá lương thực, dầu thô toàn cầu đang tăng mạnh và có vẻ sẽ tiếp tục ở mức cao trong một thời gian do nguồn cung năng lượng và lúa mì trên thế giới đang căng thẳng nghiêm trọng, do xung đột Nga-Ukraine.

Theo Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ riêng trong tháng 5/2022, giá lương thực thế giới đã tăng 22,8%, do giá ngũ cốc và thịt tăng.

Ngân hàng thế giới (WB) dự kiến, ​​giá lương thực sẽ tăng khoảng 20% ​​trong năm nay.

Lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu cũng đang gia tăng, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 7/2022. Lạm phát hàng năm của Mỹ đạt 8,6% trong tháng 5/2022 - mức tăng nhanh nhất trong hơn ba thập kỷ.

Các nền kinh tế Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng bởi giá thực phẩm và dầu thô tăng cao. Các quốc gia này có thể cảm thấy "đau đớn hơn" nếu một cuộc suy thoái toàn cầu xảy ra, ngay sau khi thấy "chồi xanh" đầu tiên của sự phục hồi hậu Covid-19.

Các nhà phân tích và chuyên gia cho rằng, một số quốc gia có thể phải chi nhiều hơn ngân sách hàng năm để giảm thiểu tác động của lạm phát - đặc biệt là các thành viên của ASEAN.

Nhưng những quốc gia này có thể chi thêm bao nhiêu và họ sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng như thế nào? Dưới đây là cách Indonesia, Malaysia đối phó với lạm phát.

Indonesia tăng trợ cấp

Tháng 5/2022, quốc hội Indonesia đã thông qua yêu cầu của chính phủ về việc tăng trợ cấp năng lượng thêm 23,8 tỷ USD nhằm ổn định giá nhiên liệu trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Việc tăng trợ cấp diễn ra cùng lúc với việc chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ kéo dài 3 tuần để tăng cường nguồn cung dầu ăn trong nước. Indonesia là quốc gia sản xuất dầu thực vật lớn nhất thế giới.

các biện pháp kiểm soát lạm phát của Indonesia xoay quanh việc trợ cấp để tránh các mặt hàng như xăng dầu và thực phẩm thiết yếu tăng đột biến.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cấp cao Trinh Nguyen của Natixis ở Hong Kong (Trung Quốc) nhận định,

Một khu chợ ở Shah Alam, Malaysia. (Nguồn: Bloomberg)

Malaysia phát thêm tiền mặt

Đến thời điểm hiện tại, lạm phát đã tăng trong mức kỳ vọng ở Malaysia. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 2,8% trong tháng 5/2022, trong phạm vi dự kiến ​​của ngân hàng trung ương là 2,2-3,2%. Tuy nhiên, điều này không làm giảm bớt lo ngại, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn.

Malaysia đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu thịt gà từ ngày 1/6 trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trong nước do chi phí sản xuất tăng vọt. Nguồn cung kể từ đó đã ổn định và chỉ tăng nhẹ để các nhà chăn nuôi có mức trần lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, lệnh cấm vẫn còn hiệu lực và tiếp tục gây rắc rối cho nước láng giềng Singapore, quốc gia phụ thuộc vào Malaysia với 1/3 nguồn cung thịt.

Chính phủ đã công bố khoản hỗ trợ tiền mặt bổ sung 630 triệu Ringgit (tương đương 142,2 triệu USD) cho các gia đình có thu nhập thấp, bên cạnh khoản hỗ trợ tiền mặt 8,2 tỷ Ringgit đã được hỗ trợ trước đó.

Mới đây, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob đã thành lập lực lượng đặc nhiệm “Jihad chống lạm phát”. Lực lượng này đã khuyến nghị các nhà bán lẻ và trung tâm mua sắm tổ chức các chiến dịch bán hàng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chính phủ thiết lập cơ chế giảm giá bán lẻ.

Nhưng các chuyên gia nhận thấy, chính phủ cần đưa ra các chính sách bền vững hơn để giúp nền kinh tế và người dân vượt qua các cú sốc giá cả.

Nhà phân tích cấp cao Hafidzi Razali cho hay, l

Hafidzi Razali nhấn mạnh:

(theo SCMP)