Nhỏ Bình thường Lớn

Indonesia muốn làm cầu nối thúc đẩy hòa bình cho Nga-Ukraine?

Hy vọng có thể trở thành cầu nối giữa các cường quốc, Indonesia mong sớm tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine trong Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới.
Indonesia sẵn sàng trở thành cầu nối giữa các cường quốc
Indonesia luôn duy trì lập trường trung lập và muốn thúc đẩy hòa bình trên thế giới thông qua Hội nghị thượng đỉnh G20. (Nguồn: AFP)

Ngày 31/10, ông Luhut Pandjaitan, Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia tuyên bố, nước này sẵn sàng làm cầu nối giữa các quốc gia trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh (15-16/11) tại Bali.

Khẳng định sự tín nhiệm cao của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ông Luhut cho biết, mặc dù đã gặp mặt và lắng nghe những quan điểm khác nhau từ các nhà lãnh đạo trên toàn cầu, Tổng thống Widodo cũng như Indonesia vẫn giữ vững lập trường trung lập và hy vọng tình hình thế giới không leo thang căng thẳng.

Bộ trưởng Luhut cũng bày tỏ mong muốn Hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ có sự tham dự của cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.

Về công tác chuẩn bị cho Hội nghị, ông thông báo đã hoàn thiện đến 95% từ công tác an ninh đến hậu cần kỹ thuật. Hiện các nhà tổ chức đang cố gắng nhanh chóng hoàn thành nốt chương trình nghị sự.

Theo Bộ trưởng Luhut Pandjaitan, trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh G20 không phải là chính trị, mà là các vấn đề kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine gây ra tác động lớn đối với nền kinh tế thế giới cũng như an ninh khu vực, nhất là ở các nước đang phát triển, Indonesia sẽ không ngừng nỗ lực hướng tới hòa bình quốc tế.

Cùng ngày, Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, Đô đốc Yudo Margono thông báo quân đội nước này sẽ điều động khoảng 12 tàu chiến để bảo đảm an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.

Theo ông Yudo, ngoài 12 tàu chiến được triển khai trong bán kính 12 dặm tại vùng biển Bali và vùng phụ cận, sẽ có thêm một tàu chiến lớn hơn ở ngoài cùng để “đề phòng bất trắc” ở ngoài khơi và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Bên cạnh đó, Hải quân Indonesia còn cử thêm khoảng 3.000 binh sĩ, bao gồm thủy thủ đoàn của các tàu chiến và một số căn cứ hải quân, cũng như thủy quân lục chiến và một số lực lượng hỗn hợp khác.

Tham mưu trưởng Hải quân nước này còn cho hay, lực lượng huy động sẽ bao gồm máy bay và tất cả các tàu chiến mang trực thăng. "Tôi đã chỉ đạo mang tất cả các máy bay trực thăng và cả các lực lượng đặc biệt để triển khai trên các tàu chiến này".

Chủ tịch ASEAN 2023 Indonesia sẽ đảm bảo sự thống nhất và vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN

Chủ tịch ASEAN 2023 Indonesia sẽ đảm bảo sự thống nhất và vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN

Ngày 27/10, các quan chức Indonesia cho biết ASEAN sẽ nỗ lực giúp Myanmar giải quyết khủng hoảng hiện nay, theo thỏa thuận của khối, ...

Indonesia sẵn sàng 'se duyên' Nga-Mỹ, Moscow kêu gọi làm một điều vì tương lai thế giới

Indonesia sẵn sàng 'se duyên' Nga-Mỹ, Moscow kêu gọi làm một điều vì tương lai thế giới

Ngày 20/10, Đại sứ Nga tại Mỹ khẳng định cần đối thoại để thảo luận về tương lai châu Âu và thế giới, trong khi ...

Indonesia đề cao vai trò của G20, thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ

Indonesia đề cao vai trò của G20, thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ

Chủ tịch Phòng Thương mại Indonesia Arsjad Rasjid khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Nhóm G20 đối với các nước đang phát ...

Indonesia cam kết gì trong năm Chủ tịch ASEAN 2023?

Indonesia cam kết gì trong năm Chủ tịch ASEAN 2023?

Nhấn mạnh 3 cam kết chính của Jakata trong năm Chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mô hình hợp ...

Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ: Indonesia nêu 6 ưu tiên thảo luận

Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ: Indonesia nêu 6 ưu tiên thảo luận

Trong khuôn khổ Khóa họp 77 Đại hội đồng LHQ, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi sẽ đưa ra thảo luận 6 vấn đề lớn và ...

(theo Strait Times/Jakarta Post)