Internet Explorer hết thời!

Duy Quang
Internet Explorer (IE) từng là một trong ba trình duyệt web dẫn đầu thị trường, cùng với Google Chrome và Mozilla Firefox. Tuy nhiên, thời của IE đã kết thúc từ rất lâu khi không thể nào cạnh tranh được với hai tên tuổi “sừng sỏ” kia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trình duyệt web Internet Explorer đã chính thức bị “khai tử” sau 26 năm hoạt động. (Nguồn: Yandex)
Trình duyệt web Internet Explorer đã chính thức bị “khai tử” sau 26 năm hoạt động. (Nguồn: Yandex)

Sau hơn 25 năm, cuối cùng Microsoft đã chốt ngày khai tử Internet Explorer, một trong những phần mềm bị “ghẻ lạnh” nhất trên thế giới. Cụ thể, Microsoft thông báo rằng, công ty sẽ kết thúc việc hỗ trợ phát triển cho ứng dụng Internet Explorer 11 vào ngày 15/6/2020. Ngoài ra, IE 11 dành cho máy tính sẽ ngừng hoạt động vào ngày 15/6/2022 đối với một số phiên bản nhất định của Windows 10.

Trước đó, Microsoft từng thừa nhận rằng IE không phải là trình duyệt lý tưởng để lướt web. Trong một bài đăng trên trang chủ, công ty cho biết trình duyệt này kém an toàn, kém hiện đại hơn và quan trọng nhất là không mang lại trải nghiệm lướt web ưu việt so với những sản phẩm khác.

Ý tưởng đột phá

Internet Explorer được coi là “con cưng” của nhà sáng lập và cựu CEO Microsoft Bill Gates. Những năm 1990, khi Internet đang tạo lên một cơn sốt trong giới trẻ và người giàu có, Bill Gates đã có một ý tưởng xây dựng một cổng kết nối cho người dùng vào World Wide Web cũng như thống trị thị trường trình duyệt web trên phân khúc máy tính để bàn.

Dự án IE chính thức bắt đầu phát triển năm 1994 và được tung ra thị trường một năm sau đó. Ban đầu, nhóm phát triển IE chỉ có sáu người, với Thomas Reardon (khi đó mới 24 tuổi) là người đứng đầu dự án. Đội ngũ phát triển IE sau đó tăng thành gần 100 người vào năm 1996 và đến năm 1999 có hơn 1000 người tham gia.

Tuy nhiên, khi mới ra mắt, IE bản 1.0 đã không thu hút được nhiều người dùng do thiếu nhiều tính năng và không thể đấu lại được với trình duyệt Netscape phổ biến nhất lúc bấy giờ đang thống trị với 90% thị phần. Mãi cho khi phiên bản 3.0 với nhiều cải tiến được ra mắt vào năm 1996, mức độ phổ biến của IE mới tăng vọt.

Với phiên bản 4.0, Microsoft có một hướng đi mới, giúp đẩy nhanh tham vọng thống trị thị trường. Đó là IE 4.0 đã được tặng kèm miễn phí khi người dùng mua hệ điều hành Windows. Việc IE 5.0 được tích hợp miễn phí với Windows 98, ra mắt năm 1999 giúp công ty dễ dàng chiếm thị phần từ Netscape.

Thế nhưng quyết định này cũng khiến Microsoft vướng phải rắc rối về mặt pháp lý. Năm 1998, công ty bị Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội có hành vi độc quyền kiểm soát thị trường. Đến tháng 11/2001, Microsoft đã phải cho phép người dùng toàn quyền lựa chọn trình duyệt web mình yêu thích. Đến năm 2002, Internet Explorer đã vượt qua đối thủ khi chiếm đến 95% thị phần.

Sự sụp đổ nhanh chóng

Tuy rằng IE đã giúp cho phần lớn người dùng máy tính được tiếp cận với Internet, nhưng sau một thời gian, trình duyệt này đã dần mất vị thế do những sai lầm trong khâu nâng cấp sản phẩm.

Cụ thể, bản IE 6 dính nhiều lỗi và tồn tại những vấn đề về an ninh. Đến khi Microsoft nhận ra lỗi sai và cho ra bản IE 7 vào năm 2006, thị trường trình duyệt web đã có những thay đổi đáng kể.

Sự ra mắt của Firefox vào năm 2004 và Google Chrome năm 2008, cùng với các hệ điều hành di động như Android và iOS đã khiến IE dần rơi vào quên lãng trong một thế giới bị thống trị bởi smartphone. Ngoài ra, việc hệ điều hành Windows Phone thất sủng cũng khiến Microsoft dần mất thị trường.

Cho dù đã trải qua một số lần cập nhật thiết kế và nâng cấp, nhất là với IE 11 được phát hành năm 2013, nhưng trình duyệt web của Microsoft vẫn bị đánh giá là thiếu nhiều tiện ích, chậm chạp và giao diện không bắt mắt. Điều đó đã khiến ngày càng nhiều người dùng chuyển sang sử dụng Chrome.

Thậm chí, phần lớn người dùng khi cài đặt Windows mới, một trong những việc đầu tiên họ làm đó là mở IE ra để tải về trình duyệt của các nhà cung cấp khác. Tính đến tháng 3/2021, IE chỉ còn chiếm 1,7% thị phần.

Chính vì vậy, Microsoft đã có quyết định đúng đắn khi “khai tử” cho trình duyệt web phổ biến một thời của mình và hướng người dùng đến một trình duyệt mới mang tên Microsoft Edge, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015. Microsoft cũng đã cố gắng ngăn mọi người sử dụng IE trong hơn năm năm qua bằng cách gắn nhãn IE là “giải pháp tương thích” chứ không phải là trình duyệt.

Edge là một trình duyệt web hiện đại dựa trên mã nguồn mở Chromium của Google và hoạt động tốt trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động. Theo ông Sean Lyndersay, quản lý chương trình Microsoft Edge, tương lai của IE trên Windows 10 là Microsoft Edge. Không những nhanh hơn, an toàn hơn và hiện đại hơn, Edge còn có khả năng tương thích với các trang web và ứng dụng đời cũ.

Vậy là sau 26 năm, trình duyệt nổi tiếng một thời Internet Explorer đã chính thức nói lời tạm biệt tới người dùng. Hy vọng rằng, sau bước chuyển biến linh hoạt này, Microsoft sẽ có thể lấy lại những gì đã mất trong thời gian qua.

TIN LIÊN QUAN
Internet Explorer chính thức 'nghỉ hưu', trình duyệt nào sẽ thay thế?
Amazon, Netflix và vấn đề kiểm duyệt tại Ấn Độ
Thời của Internet vệ tinh
Duyệt web ẩn danh: Không an toàn và riêng tư như bạn nghĩ
Trình duyệt “Made in Vietnam” cán mốc gần 24 triệu người dùng
Duy Quang (theo Indian Express)

Đọc thêm

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

Bộ trưởng Kinh tế Bolivia khẳng định, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng cao hơn ước tính của IMF và WB.
Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Phó Thủ tướng hứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba đặc biệt đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của ...
Người một nhà tập 7: Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu

Người một nhà tập 7: Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu

Người một nhà tập 7, Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu, Tuệ cố thuyết phục anh trai về nhà nhưng bất thành...
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine ...
Hoa hậu đền Hùng Giáng My dâng hương giỗ Tổ

Hoa hậu đền Hùng Giáng My dâng hương giỗ Tổ

Hoa hậu đền Hùng đầu tiên và duy nhất Giáng My về Phú Thọ dâng hương, tưởng nhớ các vua Hùng nhân dịp giỗ Tổ.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động