Cụ thể, vào lúc 5h-9h sáng 24/2 (giờ địa phương), trùng thời điểm lực lượng Nga bắt đầu bắn tên lửa và đưa quân vào Ukraine, các báo cáo cho biết, dịch vụ internet vệ tinh của Ukraine đã tạm thời không thể hoạt động.
Trong vụ tấn công, Tin tặc đã vô hiệu hóa các modem kết nối với vệ tinh KA-SAT của Viasat. (Nguồn: Viasat) |
Các chuyên gia an ninh đến từ Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, tổ chức an ninh mạng ANSSI của Pháp và tình báo Ukraine hiện đang phân tích và đánh giá, liệu việc gián đoạn đường truyền này có phải là một cuộc tấn công, phá hoại từ xa do các tin tặc được Nhà nước Nga hậu thuẫn thực hiện, nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến này, bằng cách cắt đứt mọi liên lạc hay không.
Theo một nhân viên cấp cao thuộc hãng viễn thông Viasat của Mỹ, hậu quả của vụ tấn công vẫn đang được điều tra song bộ thu phát (modem) sóng vệ tinh của hàng chục nghìn khách hàng ở châu Âu đã bị ngắt kết nối.
Tin tặc đã vô hiệu hóa các modem kết nối với vệ tinh KA-SAT của Viasat Inc, nơi cung cấp quyền truy cập internet cho nhiều khách hàng ở châu Âu, bao gồm cả Ukraine. Hơn hai tuần sau, một số modem vẫn ở chế độ ngoại tuyến.
Nhiều khả năng đây là một trong những vụ tấn công mạng thời chiến đáng chú ý nhất được tiết lộ công khai cho đến nay. Vụ việc đã thu hút sự quan tâm của tình báo phương Tây, vì Viasat đóng vai trò là nhà thầu quốc phòng cho cả Mỹ và nhiều đồng minh.
Các hợp đồng chính phủ được Reuters tìm hiểu cho thấy, KA-SAT đang cung cấp kết nối internet cho các đơn vị quân đội và cảnh sát Ukraine.
Pablo Breuer, một kỹ sư công nghệ từng làm việc cho Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt của Mỹ (SOCOM) nhận định, việc ngắt kết nối internet vệ tinh có thể làm mất khả năng của Ukraine trong việc chống lại các lực lượng Nga.
Ông Breuer phân tích: "Các bộ đàm trên đất liền truyền thống mới chỉ tiếp cận được cho đến nay. Nếu bạn đang sử dụng các hệ thống thông minh hiện đại, vũ khí thông minh, cố gắng thực hiện các cuộc diễn tập vũ khí phối hợp, thì bạn phải dựa vào các vệ tinh này".