TIN LIÊN QUAN | |
5 nỗ lực chống biến đổi khí hậu của thế giới trong năm 2016 | |
“Năng lượng tái tạo cho tương lai bền vững” |
Ông Adnan Amin, người đứng đầu Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA, trụ sở tại Abu Dhabi) đưa ra thông điệp trên vào ngày 15/1.
Phát biểu của ông Adnan Amin đưa ra ít ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người vẫn thể hiện quan điểm nghi ngờ đối với những cảnh báo được đưa ra về các vấn đề môi trường.
Năng lượng tái tạo hiện cung cấp điện cho khoảng 90 triệu người trên toàn thế giới. (Nguồn: AFP) |
Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu đã được ký kết tháng 12/2015 tại thủ đô của Pháp sau gần hai tuần đàm phán gay go. Mục tiêu của thỏa thuận này là giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các quốc gia, trong đó có Mỹ, cam kết sẽ hạn chế lượng khí thải theo thỏa thuận trên bằng cách chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, một báo cáo mới đây của IRENA cho biết, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu - hiện ở mức 18% - cần được tăng lên gấp đôi vào năm 2030 nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C. Để đạt được mục tiêu này, vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo cần được tăng từ mức 305 tỷ USD năm 2015 lên trung bình 900 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2016-2030.
Theo ông Adnan Amin, năng lượng tái tạo đang ngày càng rẻ hơn nhờ những phát triển gần đây trong công nghệ, khiến năng lượng tái tạo trở thành một "giải pháp ưa thích", bất chấp giá nhiên liệu hóa thạch sụt giảm.
Các báo cáo IRENA cho thấy, chi phí của các tấm pin Mặt trời hiện giảm còn một nửa so với năm 2010 – và có thể giảm thêm 60% trong thập kỷ tới
"Năng lượng tái tạo hiện cung cấp điện cho khoảng 90 triệu người trên toàn thế giới", ông Adnan Amin nói.
Australia phát triển năng lượng tái tạo Mới đây, Australia vừa cấp phép xây dựng một trang trại điện gió mới với 96 tuabin, trị giá 650 triệu AUD (493,5 triệu USD). |
Kỷ nguyên mới cho năng lượng tái tạo Các nước đang tập trung phát triển nguồn năng lượng tái tạo để giảm việc khai thác quá mức nguồn nhiên liệu hóa thạch. |
Việt Nam có thể tiến tới 100% điện tái tạo vào năm 2050 Thông tin trên vừa được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Liên minh Năng lượng ... |