TIN LIÊN QUAN | |
Israel phát hiện con dấu 2.700 năm tuổi của thị trưởng Jerusalem | |
Tiếng Pirarra - ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới |
Tấm đá 2.000 năm tuổi được tìm thấy tại một địa điểm gần Trung tâm Hội nghị Quốc tế Jerusalem trong một cuộc khai quật do IAA chỉ đạo, trước khi xây dựng một con đường mới tại khu vực này.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một cấu trúc La Mã cổ có các cột trụ đỡ.
Bản khắc đá viết tên Jerusalem bằng chữ Hebrew. |
Phát hiện quan trọng nhất trong đợt khai quật này là một cột trụ đỡ bằng đá trên đó khắc các chữ Hebrew thuộc hệ ngôn ngữ Aramaic (đây là ngôn ngữ chính của vùng Cận Đông cổ đại, hình thành khoảng thế kỷ 4 TCN).
Chữ viết Hebrew là đặc trưng của thời kỳ Đền thờ thứ 2 trong lịch sử Do thái, thời vua Herod trị vì.
Năm 70 SCN, ngôi đền thứ hai do vua Herod cho xây dựng bị quân La Mã tàn phá một lần nữa và những gì còn lại của bức tường phía Tây thành Jerusalem hiện nay trở thành địa điểm thiêng liêng nhất đối với người Do thái.
Bức tường được gọi là “Bức tường Than khóc", vì người Do Thái thường đến đó khóc than về sự phá hủy ngôi đền thứ nhất (thời Solomon) và ngôi đền thứ hai (thời Herod).
Bên cạnh bản khắc chữ độc đáo kể trên, hai hiện vật khác mới được khai quật cũng sẽ được đưa ra trưng bày tại bảo tàng, gồm một bức ghép mảnh khắc chữ Hy Lạp có niên đại từ thế kỷ 6 và một nắp quan tài khắc chữ Hebrew có từ thế kỷ thứ nhất.
Phát lộ bức tranh khảm có niên đại 1.700 năm tuổi ở Israel Trong quá trình khai quật di chỉ khảo cổ ở thành phố Lod giàu giá trị lịch sử ở miền Trung Israel, các nhà khảo ... |
Israel trục vớt tàu gốm còn nguyên vẹn, niên đại 2.000 năm Ngày 2/7, Cơ quan cổ vật Israel (IAA) cho biết đã tiến hành trục vớt các tàu gốm còn nguyên vẹn có niên đại từ ... |
Israel muốn xây thêm 2.500 nhà định cư tại Bờ Tây Ngày 24/5, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman thông báo sẽ đề nghị Ủy ban hoạch định chính sách thông qua việc xây dựng 2.500 ... |