Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng Ấn Độ cam kết gì với Tổng thống Ukraine?

Các nhà phân tích cho biết, giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Ấn Độ có thể là động lực chính thúc đẩy Tổng thống Ukraine tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, ngày 20/5. (Nguồn: Twitter)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima, Nhật Bản ngày 20/5. (Nguồn: Twitter)

Chiều 20/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Modi đảm bảo với nhà lãnh đạo Ukraine rằng New Delhi sẽ nỗ lực để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột.

Nhấn mạnh “xung đột tại Ukraine có nhiều tác động khác nhau trên toàn thế giới" và là "một vấn đề của nhân loại", ông Modi cam kết, "Ấn Độ và tôi, với tư cách cá nhân, sẽ làm bất cứ điều gì có thể để tìm ra giải pháp" nhằm chấm dứt xung đột.

Sau đó, chia sẻ trên Twitter về cuộc gặp với Tổng thống Zelensky, nhà lãnh đạo Ấn Độ khẳng định, New Delhi ủng hộ đối thoại và ngoại giao để tìm giải pháp cho xung đột tại Ukraine, đồng thời "tiếp tục mở rộng hỗ trợ nhân đạo cho người dân Ukraine”.

Trong khi đó, Tổng thống Zelensky cho biết đã mời Ấn Độ tham gia công thức hòa bình của Kiev và hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận nhu cầu của Ukraine về rà phá bom mìn và bệnh viện dã chiến.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, ngày 20/5. (Nguồn: Twitter)
Đây là cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Volodymyr Zelensky kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Twitter)

Đến nay, Ấn Độ vẫn duy trì lập trường trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Mặc dù New Delhi đã gửi viện trợ nhân đạo cho Ukraine nhưng không tham gia bất cứ lệnh trừng phạt nào nhằm vào Moscow. Trong bối cảnh phương Tây nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga thì Ấn Độ tiếp tục mua dầu Nga với mức chiết khấu hấp dẫn.

Tại cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan vào tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Modi đã trao đổi về sự cần thiết phải “tiến tới con đường hòa bình”.

Vào thời điểm đó, có ý kiến cho rằng đây được coi là dấu hiệu của sự thiếu kiên nhẫn từ New Delhi khi cuộc xung đột kéo dài.

Nhưng nhiều tháng sau đó, nhà lãnh đạo Ấn Độ dường như cam kết đi theo một đường lối thận trọng, không lên án rõ ràng Điện Kremlin hay kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.

Hơn một năm qua, bản thân Thủ tướng Modi đã nhiều lần nói chuyện điện thoại với Zelensky, gần đây nhất là vào tháng 12, khi nhà lãnh đạo Ấn Độ nhắc lại lời kêu gọi “chấm dứt chiến sự” và “đối thoại” để giải quyết xung đột.

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ông Modi và ông Zelensky kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine.

Các nhà phân tích cho biết, giành được sự ủng hộ hoặc thấu hiểu từ các nhà lãnh đạo như ông Modi có thể là động lực chính thúc đẩy nhà lãnh đạo Ukraine bất ngờ tới Hiroshima, Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.

Lãnh đạo Bộ tứ họp thượng đỉnh tại Hiroshima

Lãnh đạo Bộ tứ họp thượng đỉnh tại Hiroshima

Các nhà lãnh đạo Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) khẳng định cam kết tăng cường hợp tác để hiện thực ...

Tổng thống Biden bất ngờ rút ngắn chuyến công du, đòn giáng mạnh vào uy tín của Mỹ ở khu vực đảo Thái Bình Dương

Tổng thống Biden bất ngờ rút ngắn chuyến công du, đòn giáng mạnh vào uy tín của Mỹ ở khu vực đảo Thái Bình Dương

Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Australia để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ (Quad) và chuyến đi ngắn tới ...

Điểm tin thế giới sáng 19/5: Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á, Tổng thống Syria tới Saudi Arabia, Indonesia-Mỹ-Australia diễn tập

Điểm tin thế giới sáng 19/5: Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á, Tổng thống Syria tới Saudi Arabia, Indonesia-Mỹ-Australia diễn tập

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/5.

Tổng thống Biden hủy công du Australia, không dự Thượng đỉnh Bộ tứ và đây là lý do

Tổng thống Biden hủy công du Australia, không dự Thượng đỉnh Bộ tứ và đây là lý do

Một nguồn thạo tin ngày 16/5 cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ quay trở lại Washington vào ngày 21/5 tới, ngay sau khi ...

Thượng đỉnh G7: Tổng thống Mỹ gửi thông điệp hòa bình, công bố thêm viện trợ quân sự cho Kiev; ông Zelensky trực tiếp dự phiên hòa bình và an ninh

Thượng đỉnh G7: Tổng thống Mỹ gửi thông điệp hòa bình, công bố thêm viện trợ quân sự cho Kiev; ông Zelensky trực tiếp dự phiên hòa bình và an ninh

Ngày 20/5, chính phủ Nhật Bản cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ phấn đấu hướng tới một thế giới không có ...

Tin cũ hơn

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng