Nhỏ Bình thường Lớn

Kết nối doanh nghiệp với các nhà thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm

Vai trò của thiết kế sản phẩm cần được nâng cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, đặc biệt trong các ngành xuất khẩu trọng điểm như dệt may, da giày.
Kết nối doanh nghiệp với các nhà thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm
Các đại biểu tham dự Hội thảo Kết nối doanh nghiệp với các nhà thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm, chiều 31/10, tại Hà Nội. (Ảnh: HM)

Chiều 31/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (VIOIT) - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối doanh nghiệp với các nhà thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm.

Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của đại diện lãnh đạo VIOIT, Viện nghiên cứu da giày, một số doanh nghiệp trong ngành da giày, may mặc, cơ khí, dược liệu…

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (23-29/10): Vũ khí lậu tới Nga từ Ukraine, một nước châu Âu nói sẽ dừng viện trợ quân sự cho Kiev, Hạ viện Mỹ có tân Chủ tịch Ảnh ấn tượng (23-29/10): Vũ khí lậu tới Nga từ Ukraine, một nước châu Âu nói sẽ dừng viện trợ quân sự cho Kiev, Hạ viện Mỹ có tân Chủ tịch

Hội thảo nhằm kết nối các doanh nghiệp với các nhà thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm như dệt may, da giày tới từ các đơn vị có kinh nghiệm và uy tín tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng VIOIT khẳng định, những năm gần đây, vai trò của giá trị gia tăng trong sản phẩm ngày càng được chú trọng, là yếu tố chính góp phần vào kết quả phát triển của doanh nghiệp. Trong các yếu tố làm nên giá trị gia tăng cho sản phẩm, thiết kế giữ vị trí vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam, vai trò của thiết kế chưa được đánh giá đúng tầm, các công ty sản xuất trong các ngành da giày, dệt may của Việt Nam đa phần đang nhận hợp đồng gia công là chính, trong khi thiết kế mẫu mã được đưa từ nước ngoài vào.

Ông Hùng khẳng định: “Chúng tôi cho rằng, vai trò của thiết kế sản phẩm cần được nâng cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển trong thiết kế sản phẩm, đặc biệt trong các lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu như dệt may, da giày”.

Kết nối doanh nghiệp với các nhà thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương Vũ Quang Hùng phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: HM)

Phó Viện trưởng VIOIT nói: “Hy vọng các ý kiến đóng góp tại sự kiện sẽ góp phần tạo điều kiện cho các nhà thiết kế Việt Nam sáng tạo ra các sản phẩm có thể kết nối được với các nhà xuất khẩu, làm ra các sản phẩm Made in Vietnam, Make in Vietnam và đưa chúng ra thị trường quốc tế”.

Phát biểu tham luận tại hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu sản phẩm da giày, ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu da giày Việt Nam cho biết, đơn vị này hiện vừa nghiên cứu, vừa thiết kế, vừa sản xuất. Trong thời gian qua, các sản phẩm của Viện thay đổi rất nhiều, đặc biệt là về mẫu mã, và khối lượng sản phẩm được các đối tác đặt hàng ngày một tăng.

Đến nay, trung bình mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,1 tỷ đôi giày dép các loại, 400 ngàn túi xách sang nhiều thị trường, mang lại nhiều ngoại tệ, thu hút khoảng 1,4 triệu lao động. Trên bình diện ngành da giày thế giới, ngành da giày Việt Nam đứng top 3 về sản lượng, top 5 về giá trị kim ngạch.

Theo ông Nguyễn Hùng Sơn, tính đến cuối 2022, cả nước có khoảng 1.700 doanh nghiệp xuất khẩu giày dép, tập trung nhiều ở khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước chiếm hơn 70%, còn lại dưới 30% là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đặc biệt, doanh nghiệp FDI nắm toàn bộ khâu nghiên cứu, thiết kế, phân phối, là những khâu có giá trị gia tăng cao, trong khi Việt Nam chủ yếu chỉ sản xuất gia công. Do đó, doanh nghiệp trong nước bị động cả về mẫu mã và nguyên vật liệu.

Kết nối doanh nghiệp với các nhà thiết kế sản phẩm xuất khẩu trọng điểm
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu da giày Nguyễn Hùng Sơn phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: HM)

Ông Sơn cho rằng, vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thiết kế sản phẩm rất lớn, cần thời gian lâu dài, cũng như cần đội ngũ nhân sự giỏi và sáng tạo, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Gần đây, các doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực tạo giá trị gia tăng cho chính mình bằng việc chủ động nghiên cứu, ra mắt các bộ sưu tập sản phẩm mới, đây là bước tiến của ngành da giày Việt Nam. Công tác đào tạo nhân lực trong nghiên cứu thiết kế sản phẩm cũng dần được chú trọng nâng cao.

Tại hội thảo, đại diện Tổng công ty May 10 cho biết, ngoài các sản phẩm xuất khẩu, May 10 đầu tư nhiều vào thương hiệu thời trang trong nước. Hiện doanh nghiệp này có 4 dòng sản phẩm dành cho thị trường nội địa.

Về quy trình để thiết kế ra 1 sản phẩm của May 10, đại diện đơn vị thông tin, trước khi đầu tư vào 1 sản phẩm mới, doanh nghiệp nghiên cứu rất kỹ về xu hướng thời trang, tìm hiểu thị hiếu quốc tế và thị hiếu nội địa, từ đó có cái nhìn tổng quát, rồi nội địa hóa sản phẩm cho từng thị trường phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng tính rất kỹ tới yếu tố mùa vụ, thời tiết, chất liệu, màu sắc, thẩm mỹ, từ đó nhóm thiết kế mới đưa ra các phương án thiết kế sản phẩm phù hợp nhất.

Cũng tại hội thảo, đại diện tới từ Công ty TNHH truyền thông thiết kế Mass C&G Hàn Quốc; Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI); Công ty thảo dược Tuệ Tâm… đã trình bày những bài tham luận về thực trạng và kinh nghiệm hoạt động tại đơn vị, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế mẫu mã sản phẩm.

Các bài tham luận tập trung vào các chủ đề: Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm da giày tại Việt Nam; kinh nghiệm phát triển các trung tâm thiết kế sản phẩm của Hàn Quốc và kết nối với doanh nghiệp; giải pháp tăng cường năng lực thiết kế sản phẩm trong các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam; đánh giá vai trò của thiết kế sản phầm đối với nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp…

Tại sự kiện, các đại biểu cũng đã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm phát triển thiết kế, đổi mới mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Những bài học kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp đã mang lại cho đại biểu cái nhìn rõ hơn về thực tế xây dựng thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, để hiểu hơn về thị hiếu người tiêu dùng, từng bước chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/10): Nga ‘thu đậm’ từ dầu mỏ, Đức mua khí đốt Mỹ giá ‘cắt cổ’, căng thẳng Trung Quốc-Australia hạ nhiệt

Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/10): Nga ‘thu đậm’ từ dầu mỏ, Đức mua khí đốt Mỹ giá ‘cắt cổ’, căng thẳng Trung Quốc-Australia hạ nhiệt

Xung đột Israel-Hamas giáng đòn nghiêm trọng tới tăng trưởng toàn cầu, xuất khẩu dầu mỏ của Nga tăng dần đều, Đức đang phải trả ...

Bất động sản mới nhất: Đất nền ven đô không dành cho nhà đầu tư ‘tay ngang’, những điểm sáng của thị trường, môi giới rục rịch trở lại

Bất động sản mới nhất: Đất nền ven đô không dành cho nhà đầu tư ‘tay ngang’, những điểm sáng của thị trường, môi giới rục rịch trở lại

Thị trường ấm dần, có tín hiệu khởi sắc, những lưu ý khi đầu tư vào đất nền, Bình Định mời gọi đầu tư nhiều ...

Giá tiêu hôm nay 1/11/2023, nhà xuất khẩu vẫn đứng ngoài cuộc, cầu vượt quá cung, giá có thể tăng

Giá tiêu hôm nay 1/11/2023, nhà xuất khẩu vẫn đứng ngoài cuộc, cầu vượt quá cung, giá có thể tăng

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 65.500 – 68.500 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 31/10/2023: Giá vàng mất mốc quan trọng, lộ nhược điểm, chờ đợi lệnh ngừng bắn tại Trung Đông, vàng SJC giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 31/10/2023: Giá vàng mất mốc quan trọng, lộ nhược điểm, chờ đợi lệnh ngừng bắn tại Trung Đông, vàng SJC giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 31/10/2023, Giá vàng trượt khỏi mức quan trọng 2.000 USD. Bất kỳ lệnh ngừng bắn lớn nào ở Trung Đông cũng ...

Báo Đức: Du khách có thể rơi vào cuộc ‘phiêu lưu ẩm thực’ khi tham quan Thủ đô Hà Nội

Báo Đức: Du khách có thể rơi vào cuộc ‘phiêu lưu ẩm thực’ khi tham quan Thủ đô Hà Nội

Bên cạnh những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Hà Nội còn hấp dẫn du khách với nhiều trải nghiệm ...