Khắc phục hậu quả chiến tranh: Điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Mỹ Châu
Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng đi một chặng đường dài và quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này đã giúp tạo nên những giá trị chung, trở thành cầu nối để hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và cho đến nay vẫn là điểm sáng trong quan hệ hai nước, trở thành hình mẫu cho thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky Phía sau những sự “trở về” trong quan hệ Việt - Mỹ
khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky Hành trình biến Việt Nam thành đất nước an toàn

Ngày 20/4/2019, tại sân bay Biên Hòa, với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức khởi động Dự án Tẩy độc môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa. Đây là dự án có khối lượng công việc lớn gấp nhiều lần sân bay Đà Nẵng, dự kiến ngân sách cần thiết lên đến 350 triệu USD trong 10 năm.

Cũng nhân dịp này, hai bên đã ký kết Bản ghi nhận ý định, trong đó khẳng định mong muốn cùng nhau khắc phục hậu quả chiến tranh đối với sức khỏe con người thông qua việc hỗ trợ người khuyết tật ở những tỉnh của Việt Nam bị phun rải chất da cam trong thời gian chiến tranh; dự kiến thực hiện trong 5 năm, với nguồn hỗ trợ của Hoa Kỳ có thể lên đến 50 triệu USD.

Hai sự kiện đặc biệt đã đánh dấu mốc quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh nói riêng và quá trình hòa giải quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung.

khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Chuẩn Đô đốc Jon Kreitz thăm quan khu triển lãm hoạt động tìm kiếm MIA bên lề Lễ Kỷ niệm 30 năm hoạt động MIA, tháng 12/2018. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Khởi nguồn cho quan hệ hợp tác

Hơn 30 năm trước, Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu chặng đường hòa giải. Ngay sau Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh ở Việt Nam cho đến năm 1988, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã đơn phương tổ chức tìm kiếm và trao trả cho phía Hoa Kỳ 302 bộ hài cốt có thể liên quan đến tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam (MIA). Tuy vậy, tới năm 1988, hai bên mới có thể triển khai đợt hoạt động chung lần đầu tiên.

Nhiều nguyên nhân được nhắc đến, trong đó có việc một bộ phận chính giới Hoa Kỳ mang nặng hội chứng chiến tranh, phản đối mọi bước đi với Việt Nam dù có lợi cho việc giải quyết vấn đề MIA, viện dẫn những tin thất thiệt, thậm chí bịa đặt về vấn đề tù binh Hoa Kỳ còn bị giam giữ tại Việt Nam. Một vấn đề nữa là do khác biệt trong cách tiếp cận: phía Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam hỗ trợ một chiều giải quyết vấn đề MIA mà không quan tâm đến các nhu cầu nhân đạo của Việt Nam.

Vấn đề MIA cũng thường được gắn với những vấn đề rộng lớn hơn như bình thường hóa quan hệ ngoại giao, viện trợ kinh tế, gây khó khăn cho việc đạt thỏa thuận và triển khai cụ thể. Đồng thời, tình hình thế giới và khu vực những năm đầu thập kỷ 1980, đặc biệt vấn đề quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia chiến đấu chống chế độ diệt chủng Polpot, khiến vấn đề MIA bị giảm ưu tiên, bị gác lại trong một thời gian dài.

khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cầm trên tay nắm đất đã được tẩy độc hoàn toàn tại Sân bay Đà Nẵng. (ảnh tư liệu)

Qua hơn 30 năm hợp tác, đến nay, hai bên đã tổ chức thành công 134 Đợt hoạt động chung, hồi hương gần 1000 bộ hài cốt có thể liên quan MIA, nhờ đó phía Hoa Kỳ đã nhận dạng được khoảng 730 trường hợp.

Điều này càng có ý nghĩa hơn khi nhân dân Việt Nam phải vượt lên nỗi đau của chính mình, tiếp nối truyền thống đạo lý nhân ái, bao dung, yêu chuộng hòa bình, chia sẻ mất mát của những gia đình MIA Hoa Kỳ. Chúng ta đã và sẽ tiếp tục chứng kiến sự hỗ trợ đầy tính nhân văn của nhân dân các địa phương có hoạt động MIA, đặc biệt là gia đình và cá nhân đang chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh, các cựu chiến binh và cựu thanh niên xung phong Việt Nam, các cán bộ tham gia công tác MIA nhưng ngay trong gia đình vẫn còn liệt sỹ chưa quy tập được hài cốt.

Hơn 30 năm hợp tác MIA cũng chứng kiến những khó khăn, gian khổ mà các chuyên viên hai bên phải trải qua. Trong đó, phải kể đến sự hy sinh tính mạng của 9 cán bộ Việt Nam và 7 chuyên viên Hoa Kỳ trong vụ tai nạn trực thăng MIA ngày 7/4/2001 khi đang triển khai hoạt động hỗn hợp tại tỉnh Quảng Bình. Thiện chí và sự hợp tác đầy đủ, hiệu quả của Việt Nam đã được chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ, Liên đoàn các gia đình MIA Hoa Kỳ, các tổ chức cựu chiến binh và dư luận Hoa Kỳ nói chung cảm ơn và đánh giá cao, coi là hình mẫu cho sự hòa giải.

Ngày 13/9/2006, lần đầu tiên Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết cảm ơn các bên liên quan, trong đó có Việt Nam về tìm kiếm MIA. Trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ, các Tổng thống Hoa Kỳ đều đánh giá cao sự hợp tác đầy đủ của Việt Nam trong vấn đề MIA.

khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky
Qua hơn 30 năm hợp tác, đến nay, hai bên đã tổ chức thành công 134 Đợt hoạt động chung, hồi hương gần 1000 bộ hài cốt có thể liên quan MIA, nhờ đó phía Hoa Kỳ đã nhận dạng được khoảng 730 trường hợp.

Từ kẻ thù thành đối tác

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cả về con người và môi trường cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Hàng triệu người Việt Nam thiệt mạng, thương tật. Hiện còn khoảng 200.000 liệt sỹ Việt Nam chưa tìm thấy hài cốt. Hàng vạn người dân Việt Nam hiện đang chịu ảnh hưởng của chất độc da cam, bom mìn… tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài về kinh tế, môi trường, xã hội, sức khỏe, tâm lý.

Ngày 10/11/2017, phát biểu trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố: “Những nỗ lực trong việc kiểm kê [quân nhân Hoa Kỳ mất tích] tại Việt Nam là rất, rất quan trọng đối với tất cả chúng ta…Tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì sự hỗ trợ của họ trong nỗ lực của chúng ta”.

Khoảng 74 triệu lít chất diệt cỏ đã được sử dụng, trong đó có các chất chứa chất độc dioxin. Hàng triệu tấn bom đã ném xuống Việt Nam, diện tích bị ô nhiễm bom mìn hiện chiếm khoảng 20% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Trong số này, vấn đề chất độc da cam rất nghiêm trọng, với nhiều điểm nóng bị ô nhiễm vượt ngưỡng, thế hệ thứ 2, thứ 3 của những người bị phơi nhiễm trực tiếp cũng bị di chứng.

Nhờ nỗ lực vận động của ta, đáp lại thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong hợp tác MIA, phù hợp với sự phát triển quan hệ hai nước, Hoa Kỳ đã dần có trách nhiệm hơn hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung và chất độc da cam nói riêng. Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ bắt đầu khá muộn, nhưng gia tăng khá nhanh và thực chất.

Năm 2007, lần đầu tiên Quốc hội Hoa Kỳ thông qua khoản ngân sách 3 triệu USD hỗ trợ giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam. Từ 2011 - 2018, Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, giúp xử lý triệt để 90.000m3 đất, trầm tích ô nhiễm dioxin, bàn giao 32,4 ha đất sạch phục vụ mở rộng sân bay Đà Nẵng. Hỗ trợ của Hoa Kỳ cho dự án tăng từ 41 triệu USD lên 106 triệu USD. Dự án tương tự tại sân bay Biên Hòa, với khối lượng công việc lớn hơn nhiều lần, đã được khởi động, dự kiến kéo dài 10 năm với nguồn hỗ trợ của Hoa Kỳ cho giai đoạn 1 là hơn 180 triệu USD.

Đối với nạn nhân chất độc da cam, giai đoạn 2007-2012, Hoa Kỳ đã chi 11 triệu USD thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho các chương trình hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam. Giai đoạn 2012 – 2015, con số này tăng hơn gấp đôi lên đến 27,5 triệu USD. Năm 2016, phía Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ người khuyết tật tại 6 tỉnh bị phun rải chất da cam với nguồn ODA không hoàn lại là 21 triệu USD. Thỏa thuận hỗ trợ người khuyết tật mới được ký kết tại Biên Hòa.

Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai

Có thể nói, Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng đi một chặng đường dài và quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này đã giúp tạo nên những giá trị chung, trở thành cầu nối để hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và cho đến nay vẫn là điểm sáng trong quan hệ hai nước, trở thành hình mẫu cho thế giới.

Lĩnh vực hợp tác này chắc chắn sẽ tiếp tục là một trụ cột trong quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác giúp phía Hoa Kỳ tìm kiếm MIA. Mặt khác, chính giới Hoa Kỳ cần hỗ trợ hơn nữa cho công tác khắc phục hậu quả chiến tranh của Việt Nam nói chung cũng như vấn đề về chất độc da cam nói riêng.

Những thành quả của cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã góp phần quan trọng tạo ra sự đồng cảm, chia sẻ, hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tiếp tục là khởi nguồn cho thiện chí, hợp tác thực chất và hiệu quả giữa hai nước trên các lĩnh vực khác, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.

khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky

Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Bài 2 – Vượt qua nỗi đau da cam

Trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học ...

khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky

Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Bài 1- Sức sống nơi vùng đất chết

Trong hai ngày 25 và 26/3, tại trụ sở Liên Hợp quốc (LHQ) ở New York và thủ đô Washington của Hoa Kỳ diễn ra ...

khac phuc hau qua chien tranh diem sang trong hop tac viet nam hoa ky

Khắc phục hậu quả chiến tranh - điểm sáng quan hệ Việt - Mỹ

Sáng 17/10, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở thủ đô Washington đã diễn ra Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt - Mỹ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động