Khai mạc Khóa họp lần thứ 42 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc

QT
TGVN. Khóa họp sẽ diễn ra đến hết ngày 27/9, dự kiến thông qua hơn 25 dự thảo nghị quyết về các vấn đề liên quan đến quyền con người
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khai mac khoa hop lan thu 42 hoi dong nhan quyen lien hop quoc Khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
khai mac khoa hop lan thu 42 hoi dong nhan quyen lien hop quoc LHQ thông qua Báo cáo sơ bộ về kết quả rà soát UPR Chu kỳ III của Việt Nam
khai mac khoa hop lan thu 42 hoi dong nhan quyen lien hop quoc
Đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thứ 42 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva.

Ngày 9/9, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 42, với sự tham dự của đại diện 47 nước thành viên, hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp.

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy nhân quyền LHQ đã phát biểu khai mạc khoá họp. Tái khẳng định ưu tiên thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh biển đổi khí hậu, bà Bachelet cho rằng chưa bao giờ thế giới phải đối mặt với thách thức lớn như hiện nay. Biến đổi khí hậu là tác nhân thúc đẩy nạn đói, di cư, làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và làm tăng bất bình đẳng, căng thẳng xã hội… Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến việc thụ hưởng quyền của tất cả mọi người, đặc biệt phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương, ở tất cả các nước và khu vực. Bà cho rằng đây là vấn đề không một nước riêng lẻ nào có thể giải quyết mà cần thúc đẩy hợp tác, sự chung tay của tất cả các nước và các đối tác, thông qua các cam kết mạnh mẽ, các biện pháp sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách sáng tạo.

Bà Bachelet cho rằng Hội đồng nhân quyền LHQ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Bà nêu năm điểm có thể định hướng cho hành động của Hội đồng trong lĩnh vực, bao gồm : (i) nhận thức rõ biến đổi khí hậu tác động xấu đến thụ hưởng các quyền, phát triển và hòa bình ; (ii) khuyến khích sự tham gia rộng rãi và tích cực của các chủ thể khác nhau, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, người bị tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu như phụ nữ, người bản địa ; (iii) bảo vệ những người hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thông qua hợp tác với các cơ quan LHQ về môi trường, thúc đẩy các sáng kiến liên khu vực về vấn đề này ; (iv) tăng cường hỗ trợ các nước đảo nhỏ, vốn bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, trong các nỗ lực của các nước này nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm cả lồng ghép yếu tố quyền con người trong các chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu của các nước ; (v) huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, thông qua các cam kết tự nguyện của doanh nghiệp, cũng như xây dựng các Kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và quyền con người để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp.

khai mac khoa hop lan thu 42 hoi dong nhan quyen lien hop quoc
Bà Michelle Bachelet sau bài phát biểu khai mạc khóa họp. (Nguồn: Reuters.)

Bên cạnh tập trung đề cập về biến đổi khí hậu, phát biểu khai mạc của Cao ủy cũng bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền cụ thể tại một số nơi trên thế giới như căng thẳng tại Kashmir, biểu tình hòa bình tại Hong Kong (Trung Quốc), trẻ em các gia đình di cư ở Hoa Kỳ, Mexico, vấn đề người di cư quanh Địa Trung Hải. Tại Đông Nam Á, bà bày tỏ quan ngại về tình hình người Rohynga tại Myanmar và tình hình Campuchia. Đồng thời, bà cũng hoan nghênh các tiến bộ về bảo đảm quyền con người tại các nước và khu vực khác như thỏa thuận trao trả tù binh giữa Nga và Ukraina, thỏa thuận chính trị tại Sudan...

Kết thúc phát biểu, bà Bachelet bày tỏ tin tưởng với sự hợp tác, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ, các nước sẽ bảo vệ được những thành quả về bảo đảm quyền con người trước đây, cùng nhau vượt qua được các thách thức hiện tại, bao gồm cả thách thức về biến đổi khí hậu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Theo chương trình nghị sự, Khoá họp có ba phiên thảo luận chuyên đề về các chủ đề như bảo đảm quyền con người trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt đơn phương, quyền người bản địa, lồng ghép cách tiếp cận về giới trong công việc của Hội đồng nhân quyền, đồng thời tổ chức đối thoại về quyền của người cao tuổi, quyền nước sạch và vệ sinh, các biện pháp trừng phạt đơn phương, tình hình nhân quyền tại Myanmar… và xem xét thông qua các báo cáo cuối cùng của Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát của 14 nước.

Khóa họp sẽ diễn ra đến hết ngày 27/9/2019 và dự kiến thông qua hơn 25 dự thảo nghị quyết về các vấn đề đa dạng liên quan đến quyền con người.

khai mac khoa hop lan thu 42 hoi dong nhan quyen lien hop quoc Việt Nam đặc biệt coi trọng và nghiêm túc thực hiện UPR

Đây là phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại buổi họp báo thường kì của Bộ Ngoại giao ...

khai mac khoa hop lan thu 42 hoi dong nhan quyen lien hop quoc Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Ngày 22/01 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sĩ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung ...

khai mac khoa hop lan thu 42 hoi dong nhan quyen lien hop quoc Việt Nam tích cực tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngày 28/9, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc bế mạc khóa họp thường kỳ lần thứ 39 tại Geneva (Thụy Sĩ). Đại sứ Dương ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

Nếu xếp nhì bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại tứ kết, hành trình kỳ diệu ở Thường Châu, Trung Quốc 2018 có thể được ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng được nâng cao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động