Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. (Nguồn: Báo Quảng Nam) |
Định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 của Đảng và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam của Chính phủ đã xác định, tới năm 2030 du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một động lực quan trọng tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Việt Nam với lợi thế về nông nghiệp, việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là một xu thế phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn và bền vững. Nó tạo điều kiện giao lưu quốc tế tại địa phương, xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 tại Quyết định số 922/QĐ-TTg, phê duyệt ngày 2/8/2022, đặt mục tiêu, đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phấn đấu có ít nhất 01 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương.
Và nghị quyết 18-NQ/TW được Trung ương ban hành năm 2022 không chỉ là “kim chỉ nam” cho việc hoàn thiện chính sách đất đai, mà còn góp phần khai thông cho phân khúc bất động sản phục vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn bứt phá trong thời gian tới.
Việc phát triển các bất động sản phục vụ du lịch nông nghiệp giúp tăng cường giá trị của nông sản, tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho người dân địa phương, góp phần đưa Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch mới, hấp dẫn trong khu vực. Phát triển các bất động sản phục vụ du lịch nông nghiệp cần có sự hợp tác giữa các địa phương, các ngành, doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của chính phủ để đảm bảo quá trình phát triển thuận lợi và bền vững.
"Bàn tròn xúc tiến đầu tư bất động sản: Du lịch nông nghiệp Việt Nam" tổ chức với mục tiêu kêu gọi các nhà đầu tư bằng các nguồn lực tài chính, tư duy quản trị, nhân lực chất lượng cao… tham gia cải tạo, phát triển các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển Du lịch Nông nghiệp, Nông thôn tạo động lực, xung lực mới để phát triển một phân khúc nhiều tiềm năng và cơ hội cho thị trường bất động sản trong thời gian tới.
TS. Nguyễn Văn Khôi – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, trong chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp, dịch vụ có khả năng đem lại lợi nhuận cao nhất cho địa phương là lưu trú với hệ thống hạ tầng đồng bộ, tiện nghi, hiện đại để “giữ chân” du khách.
Chính vì vậy, "Bàn tròn xúc tiến đầu tư bất động sản: Du lịch nông nghiệp Việt Nam" có vai trò quan trọng trong việc kết nối các tổ chức tài chính, nhà đầu tư vào thị trường bất động sản du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đảm bảo sự đồng bộ giữa các lĩnh vực du lịch-nông-lâm-ngư ngiệp-bất động sản gắn liền với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Thủy - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng: Với mục tiêu định vị thương hiệu du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trên trường quốc tế, cần tăng tốc, quyết liệt hành động hơn nữa để tạo ra đột phá trong phát triển bất động sản du lịch nông nghiệp. Coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể, khách du lịch là trung tâm, sản phẩm và hạ tầng là nền tảng và để có nền tảng tốt cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp, từ đó tạo ra sản phẩm du lịch, sản phẩm hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm phục vụ nhu cầu khách du lịch cần.
Ông Phạm Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch Nông nghiệp đưa quan điểm: Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi, văn hóa đa dạng, phù hợp để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn. Việc phát triển bất động sản du lịch nông nghiệp không những giúp tăng giá trị nông sản, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân địa phương mà còn góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch mới và hấp dẫn trong khu vực.
Sự kiện tập trung vào các vấn đề xoay quanh chính sách của Chính phủ, địa phương, pháp lý và cơ hội đầu tư... tất cả đều được các chuyên gia nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng và chia sẻ thông tin trong sự kiện này.
Bên cạnh giới thiệu các chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước vào việc phát triển du lịch nông nghiệp, Bàn tròn xúc tiến đầu tư cũng sẽ cung cấp thông tin về các dự án tiềm năng đang kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Nông, Lâm nghiệp tại các địa phương.
Ngoài ra, Bàn tròn xúc tiến đầu tư sẽ có những hoạt động giao lưu, trao đổi kết nối giữa các doanh nghiệp đã và đang tham gia phát triển các bất động sản phục vụ phát triển Du lịch nói chung và Du lịch nông nghiệp nói riêng.
Bất động sản du lịch nông nghiệp là các bất động sản phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các khu nghỉ dưỡng, trang trại du lịch, khu vườn thực phẩm hữu cơ, các chương trình huấn luyện nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến sản xuất nông sản. Những địa điểm này thường được thiết kế với kiến trúc đặc trưng của vùng miền, kết hợp với các hoạt động trải nghiệm du lịch và nông nghiệp mang bản sắc văn hóa Việt. |
| Bất động sản mới nhất: Thị trường ‘tê liệt’, nhiều doanh nghiệp cạn tiền, gỡ vướng 7 dự án ở Đồng Nai Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tín dụng, phải giải thể, thị trường trầm lắng kéo dài, kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng…là ... |
| Bất động sản mới nhất: Thị trường biệt thự nằm im chờ thời, ‘choáng’ với đấu giá đất ven Hà Nội, quy định cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai Thị trường biệt thư, nhà liền thổ trầm lắng, giá vẫn neo cao; đấu giá lô đất ven Hà Nội với giá khởi điểm chục ... |
| Thông xe Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Cú huých cho bất động sản du lịch Bình Thuận Lễ thông xe cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sáng 29/4 tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được kỳ ... |
| Bất động sản mới nhất: Nguồn cung, sức mua chung cư Hà Nội giảm, triển khai 400 dự án nhà ở xã hội, giấy tờ cần khi thừa kế nhà đất Cả nước đang triển khai 400 dự án nhà ở xã hội, nguồn cung và thanh khoản chung cư Hà Nội giảm, đấu giá hàng ... |
| Giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước: Áp dụng với đối tượng nào? Từ tháng 12/2023, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước, thay vì mức sàn 300 triệu đồng ... |