Nhỏ Bình thường Lớn

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Ngày 20/5, tại Bắc Kạn đã diễn ra Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cùng 150 đại biểu khách mời. Chương trình được tổ chức bởi Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tỉnh đoàn Bắc Kạn.
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên, ngày 20/5 tại Bắc Kạn. (Nguồn: Tỉnh đoàn Bắc Kạn)

Diễn đàn đã tập trung thảo luận 3 nội dung: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong phát triển quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; Kinh tế số từ góc nhìn của thương mại điện tử; Quảng bá tài nguyên bản địa trên không gian số. Đây là 3 vấn đề quan trọng, những giải pháp rất cụ thể để thực hiện mục tiêu đổi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Phát biểu chào mừng tại Diễn đàn, ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chia sẻ, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay, tỉnh đã có 182 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao; 18 sản phẩm 4 sao và 163 sản phẩm 3 sao. Đã có 110 chủ thể tham gia chương trình có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP gồm 73 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác, 22 hộ kinh doanh và 5 doanh nghiệp.

Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đã gia tăng về số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng cao, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của vùng, miền của tỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường.

Theo ông Nguyễn Đăng Bình, để góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình OCOP tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới, cần thiết phải có nhiều giải pháp đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý vận hành chương trình, nhất là khâu quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển thương mại sản phẩm OCOP đã được đánh giá phân hạng.

Diễn đàn không chỉ là cơ hội cho các chủ thể, doanh nghiệp, người dân tiếp cận các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trên các nền tảng số, định hướng tư duy và khai thác tiềm năng kinh tế số để nâng cao hiệu quả trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP mà còn giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp có thể trực tiếp nêu những khó khăn, vướng mắc cũng như được giải đáp trong việc vận hành bán hàng trên nền tảng số.

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
Diễn đàn đã giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp được giải đáp trong việc vận hành bán hàng trên nền tảng số. (Nguồn: Tỉnh đoàn Bắc Kạn)

Ông Ngô Văn Cương - Bí thư Trung ương Đoàn nhận định, chuyển đổi số có tác động tích cực đến phát triển sản phẩm OCOP, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và thu nhập, từ đó tạo động lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

"Xác định rõ vai trò và trách nhiệm trong việc hỗ trợ thanh niên nông thôn áp dụng công nghệ cao và ứng dụng chuyển đổi số vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, Trung ương Đoàn đã phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên nông thôn về tầm quan trọng của chuyển đổi số, các bước thực hiện chuyển đổi số cũng như ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động sản xuất kinh doanh", ông Ngô Văn Cương nhấn mạnh.

Anh Lường Đình Hùng, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho biết, là lực lượng trẻ với vai trò là nòng cốt trong chuyển đổi số, anh thấy rằng đây là lực lượng có tri thức, có những điều kiện nhất định về việc sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh hay các nền tảng mạng xã hội hiện hành.

"Trách nhiệm của chúng tôi phải là những người tiên phong trong việc đảm nhận, triển khai các loại hình ứng dụng chuyển đổi số đến với đông đảo đoàn viên thanh niên cũng như nhân dân tại địa phương", anh Hùng cho biết thêm.

Có thể nói, chương trình OCOP đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ hiệu quả cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn.

Tỉnh Bắc Kạn kỳ vọng, với những chia sẻ tại Diễn đàn, các chủ thể, hợp tác xã nông nghiệp, thanh niên của tỉnh có thể khai thác những tiềm năng sẵn có tại địa phương để tiếp tục chuyển mình trên hành trình chuyển đổi.

Quảng Ninh khơi dậy tiềm năng OCOP gắn với du lịch

Quảng Ninh khơi dậy tiềm năng OCOP gắn với du lịch

Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế, khơi dậy các tiềm năng về ...

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc

Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV với chủ đề “Sắc màu văn hóa ...

Sản phẩm khởi nghiệp 'lên ngôi' dịp Tết Quý Mão

Sản phẩm khởi nghiệp 'lên ngôi' dịp Tết Quý Mão

Dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đều tăng lượng hàng lên gấp ...

OCOP Quảng Ninh từng bước trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường

OCOP Quảng Ninh từng bước trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường

Với việc chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp và bền vững, OCOP Quảng Ninh đang từng bước ...

Cao Bằng không ngừng đa dạng hóa và làm giàu sản phẩm OCOP

Cao Bằng không ngừng đa dạng hóa và làm giàu sản phẩm OCOP

Tỉnh Cao Bằng đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.