Triển lãm ảnh được thực hiện bởi mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống (VMHNĐS) và Chi hội Nghiên cứu và Bảo tồn Chim hoang dã Việt Nam (VBCS) với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.
Một bức ảnh được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Lê An) |
Tin liên quan |
Chàng nghệ sĩ Việt lan tỏa làn điệu dân ca Ví, Giặm ra thế giới |
Sự kiện giới thiệu tới người xem 35 loài chim hoang dã, định cư và di cư được chụp tại Hà Nội. Đây là các tác phẩm được chụp bởi các thành viên của VBCS.
Phát biểu tại lễ khai mạc chiều 17/11, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch VBCS cho biết: “Các loài chim đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống con người, từ tham gia cân bằng hệ sinh thái (thành phần quan trọng trong chuỗi thức ăn), giúp ích trong sản xuất Nông nghiệp (diệt trừ sâu bọ và các sinh vật gây hại, phát tán quả, hạt), là các sinh vật chỉ thị môi trường… đến góp phần nâng cao đời sống tinh thần (thường xuyên xuất hiện trong các áng văn thơ, tâm linh)”.
Tuy nhiên, nạn săn bắt và suy giảm môi trường sinh thái đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của nhiều loài. Vì vậy, Triển lãm ảnh được tổ chức nhằm giới thiệu vẻ đẹp của một số loài chim hoang dã ở Hà Nội.
Qua Triển lãm, Ban tổ chức mong muốn cộng đồng trân trọng, yêu quý các loài chim hoang dã nói chung và của Hà Nội nói tiêng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống việc săn bắt các loài chim, thực hành lối sống hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng thế giới sinh vật và làm giàu cuộc sống của mình bằng việc tăng cường sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.
Đặc biệt, Triển lãm được thực hiện trong khuôn khổ “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023” do UBND Thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo tổ chức.
Bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, khẳng định: “Triển lãm được thiết kế sáng tạo theo xu hướng xanh, không xả rác sau trưng bày.
Thay vì in trên các poster thông thường rồi bỏ đi sau triển lãm, chúng tôi sản xuất thành các biển thông tin công cộng, dự kiến sẽ mang đi lắp đặt trong các không gian xanh phù hợp ở Hà Nội.
Như vậy, triển lãm sẽ tiếp tục cung cấp thông tin lâu dài cho người dân Thủ đô. Hình ảnh và thông tin của các loài chim được mạng lưới VMHNĐS và VBCS sản xuất đẹp, kích thước phù hợp cho nhiều lứa tuổi tham quan, điều này đáp ứng một tiêu chí quan trọng là sản phẩm sáng tạo cần dễ tiếp cận cho các nhóm dân cư khác nhau của Thủ đô”.
Ông Lê Quang Bình - Điều phối viên của mạng lưới VMHNĐS, cũng chia sẻ: “Việc truyền thông đến người dân rất quan trọng vì khi người dân hiểu và yêu các loài chim trong tự nhiên, họ sẽ quý trọng sinh thái và chung tay bảo vệ môi trường cho chim sinh sống.
Đây chính là điều VMHNĐS mong muốn, vì chúng tôi tin khi người dân chung tay cùng nhà nước và các tổ chức cộng đồng thì khi đó chúng ta mới biến Hà Nội thành một vùng đất đáng sống cho từng con người, từng sinh vật”.
Tại lễ khai mạc, bà Mette Ekeroth - Phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy cách tiếp cận đô thị hóa theo hướng thân thiện với môi trường, cũng là quan điểm coi trọng thiên nhiên của người Đan Mạch.
Bà nói: “Sống hòa hợp với thiên nhiên tạo ra một mối liên hệ sâu sắc giữa con người và môi trường, giúp nâng cao sức khỏe của chúng ta và kiến tạo sự cân bằng giữa cuộc sống đô thị với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Các thành phố ở Đan Mạch, ví dụ Copenhagen, đã và đang thúc đẩy đa dạng sinh học, tạo ra một thành phố nơi mọi người có thể tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên”.
Triển lãm mở cửa tự do cho công chúng đến tham quan từ ngày 11-26/11. (Ảnh: Lê An) |
Triển lãm “Hà Nội đất lành chim đậu” là một nỗ lực tập thể, mỗi bên đóng góp phần nhỏ của mình để phát triển Hà Nội thành một thành phố sáng tạo, bền vững, dung hợp với tất cả mọi người, mọi sinh vật.
Trong ngày khai mạc cũng diễn ra tọa đàm với các tác giả có ảnh triển lãm, nhằm giới thiệu về một số loài chim có trong triển lãm và lý do các tác giả chụp ảnh chim trong thiên nhiên.
Tại đây, các tác giả cũng dhia sẻ về tầm quan trọng của chim, các nguy cơ suy thoái sinh thái với chim và sự cần thiết của việc không săn bắn chim, bảo vệ sinh cảnh.
Hà Nội ghi nhận nhiều loài chim hoang dã khác nhau, bao gồm cả định cư và di cư. Chỉ riêng bãi giữa sông Hồng đoạn chảy qua thành Phố Hà Nội đã có gần 200 loài chim di cư và hơn 40 loài chim định cư sinh sống. |
| Ngôi chùa Việt ấm tình ở Sri Lanka Tọa lạc tại vùng Ambakote, cách thành phố cổ Kandy khoảng 20 km, Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt đầu tiên ở Sri ... |
| Lần đầu tổ chức Liên hoan trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và quận Long Biên tổ chức Liên ... |
| Nữ họa sỹ Việt gặp gỡ giao lưu văn hoá nghệ thuật ở xứ kim chi Tại cuộc gặp ông Kwang-soo Lee - Chủ tịch thứ 25 của Hiệp hội Nghệ thuật Hàn Quốc mới đây, họa sỹ Nguyễn Thị Kim ... |
| Trưng bày Châu bản triều Nguyễn kết hợp công nghệ trình chiếu ánh sáng Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và ... |
| Chàng nghệ sĩ Việt lan tỏa làn điệu dân ca Ví, Giặm ra thế giới Với nghệ sĩ trẻ Lê Thanh Phong, mỗi cơ hội lưu diễn ở nước ngoài là một lần được mang giá trị di sản của ... |