Khám phá Điện Biên lịch sử

THU THỦY
Những ngày đầu năm chúng tôi đến Điên Biên - mảnh đất hội tụ tinh hoa của vùng Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ, lịch sử hào hùng và văn hóa đặc sắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hành trình càng ý nghĩa hơn khi tỉnh Điện Biên đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2024, cũng là năm kỷ niệm tròn 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ…

Đoàn khách du lịch trải nghiệm ở Đèo Pha Din. (Ảnh: Trung Kiên)
Đoàn khách du lịch trải nghiệm ở Đèo Pha Din. (Ảnh: Trung Kiên)

Điểm dừng chân thơ mộng

Được mệnh danh là một trong Tứ Đại Đỉnh Đèo của Tây Bắc, đèo Pha Đin nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển thực sự là trải nghiệm đáng nhớ đối với những du khách về với Điện Biên, đặc biệt là những ai muốn được thử thách và tận hưởng cảm giác thích chinh phục những đường cua uốn lượn mạo hiểm này.

Nằm trên đỉnh đèo hùng vĩ nối giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên là điểm dừng chân thơ mộng mang tên Pha Din Pass. Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 100 km, khu du lịch được xây dựng từ năm 2016 ngày càng thu hút du khách ghé thăm.

Với khuôn viên rộng 50ha, Pha Din Pass được chia thành nhiều không gian cho du khách thưởng ngoạn, chụp hình, ăn uống và vui chơi thỏa thích.

Đến đây, đoàn chúng tôi không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, mà còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thung lũng hoa tràn ngập sắc màu với các loại hoa tam giác mạch, oải hương, cẩm tú cầu, xuyến chi... cùng những hàng thông xanh.

Ngoài ra, khu du lịch còn trang trí không gian độc đáo và đẹp mắt như đồi chong chóng, cối xay gió, xích đu, nhà chòi, con đường bậc thang đá…

Ẩm thực đặc trưng ở Pha Din gây thương nhớ trong ngày se lạnh của mùa Đông với các món nướng dân dã như thịt xiên, rau cải quấn thịt, gà đồi nướng, cá suối nướng… hay món ăn độc đáo bản địa là nậm pịa dê.

Cảnh quan thiên nhiên và những hương vị ấm áp này giúp đường tới thành phố Điện Biên Phủ bớt mệt mỏi và mang lại tâm lý háo hức khám phá những địa điểm mới cho mỗi chúng tôi.

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài chiến thắng công viên Mường Phăng. (Ảnh: Trung Kiên)
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài chiến thắng công viên Mường Phăng. (Ảnh: Trung Kiên)

Sống lại không khí năm 1954

Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng năm xưa để lại cho mảnh đất Điện Biên một quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ với các di tích nổi bật như Đồi A1, cầu Mường Thanh, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Hầm De Castries, Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, Đồi Him Lam, Tượng đài kéo pháo...

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm Du lịch quốc gia 2024, tỉnh Điện Biên đã tiến hành sửa chữa, cải tạo nhiều điểm di tích trong quần thể di tích đặc biệt này so với trước đây.

Tại di tích quan trọng Đồi A1 - nơi ghi dấu ấn lừng lẫy với chiến thắng của quân đội Việt Nam, các công trình như cổng chào, đường dây cấp điện, hệ thống âm thanh, hầm hào, lô cốt, tường rào, nhà đón tiếp, các bức phù điêu, biển chỉ dẫn... được sửa chữa, lắp đặt và sơn mới. Tham quan nơi đây là trải nghiệm đầy cảm xúc với niềm tự hào, sự biết ơn và tôn trọng lịch sử.

Cùng với Đồi A1, nhiều địa điểm như Hầm De Castries, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, tượng đài Chiến thắng, cầu Mường Thanh… cũng được cải tạo trên quan điểm giữ nguyên thiết kế, hình dạng ban đầu.

Trong khi đó, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hiện là điểm đến không thể thiếu với du khách khi tới đây.

Bà Vũ Thị Tuyết Nga, Giám đốc Bảo tàng cho biết, trong năm 2023, Bảo tàng đã đón hơn 150.000 lượt khách tham quan, cùng với sức hút từ bức tranh Panorama chiến dịch Điện Biên Phủ - bức tranh lớn nhất Đông Nam Á, một trong ba bức tranh lớn nhất trên thế giới.

Được chia thành bốn trường đoạn (Toàn dân ra trận, Khúc dạo đầu hùng tráng, Cuộc đối đầu lịch sử và Khúc khải hoàn mừng chiến thắng), tất cả hình ảnh, sự kiện trong bức tranh đã được xâu chuỗi, kết nối liền mạch theo diễn biến, tạo cho người xem cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tính đến hết năm 2023, tỉnh Điện Biên có 33 di tích văn hóa vật thể được xếp hạng (một di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh); 18 di sản văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, hai di sản được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại (Nghệ thuật xòe Thái và Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam). Đây là tiềm năng, lợi thế về du lịch văn hóa mà tỉnh Điện Biên sẽ quan tâm phát huy thời gian tới.

Ấn tượng Mường Phăng

Theo dòng lịch sử 70 năm trước, chúng tôi tiếp tục đến với Khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - cơ quan đầu não quan trọng nhất của chiến dịch, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 30km.

Nằm tại khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, nơi đây Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng quân trong vòng 105 ngày từ ngày 31/1 đến 15/5/1954.

Sở chỉ huy quan trọng này được xây dựng dọc theo con suối nhỏ, trước sau có hầm hào, lán trại thuận tiện, bảo đảm được bí mật và an toàn tuyệt đối.

Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày 7/5/1954. Quân ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Hiện nay, khu di tích lịch sử đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo với một số hạng mục như bia, biển, hầm, lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, trưởng đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh…

Ngoài ra, Tượng đài chiến thắng công viên Mường Phăng góp phần khẳng định quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Đây chính là điểm đến để mỗi người có cái nhìn khái quát, chân thực khách quan về sức mạnh của một dân tộc, sức mạnh của những người chiến thắng không phải ở vũ khí, trang thiết bị hiện đại hay ở lô cốt vững chắc mà đó là sức mạnh của tinh thần yêu nước và những người yêu hòa bình.

Về Mường Phăng chuyến này, chúng tôi nghỉ chân ở Che Căn – nơi có đỉnh Pú Huốt lịch sử cao hơn 1.700m so với mặt biển. Chính trên đỉnh núi này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho đặt trạm quan sát để theo dõi diễn biến chiến trường ở lòng chảo Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Che Căn (nguyên gốc là từ “Che Cẳn” với ý nghĩa che chở cho nhân dân ngăn cản giặc ngoại xâm) cũng là một trong số ít bản có từ trước năm 1954, còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa Thái cổ.

Hiện nay, chính quyền địa phương đã xác định và triển khai những mô hình để Che Căn trở thành bản kiểu mẫu về du lịch cộng đồng, là điểm dừng chân lý tưởng đối với du khách khi đến Điện Biên.

Du khách tới đây được khám phá, tìm hiểu những kiến trúc nhà sàn, trang phục, tín ngưỡng, lễ hội, các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, mộc, làm nhạc cụ của người đồng bào dân tộc Thái...

Nơi đây còn có dịch vụ xe đạp dành cho du khách khắp bản làng, hay trải nghiệm ngồi xe trâu để khám phá điểm du lịch quanh bản, thu hái nông sản.

Đặc biệt, trong những ngày sôi nổi của Lễ hội Đua thuyền đuôi én lần thứ IX và Giải vô địch các Câu lạc bộ dù lượn quốc gia lần thứ IV diễn ra ở thị xã Mường Lay, những vườn hoa anh đào ở Điện Biên cũng đang bước vào thời kỳ nở rộ, sẵn sàng cho mùa lễ hội từ ngày 12-14/1.

Đây là năm đầu tiên sự kiện Hoa anh đào - Pá Khoang được nâng tầm lên thành Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024 trong Năm Du lịch quốc gia, hứa hẹn thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Điện Biên đón những hành khách đầu tiên trên chuyến bay Hà Nội - Điện Biên bằng Airbus A321

Điện Biên đón những hành khách đầu tiên trên chuyến bay Hà Nội - Điện Biên bằng Airbus A321

Lúc 10h25 ngày 2/12, chuyến bay mang số hiệu VN1802 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) xuất phát từ sân bay ...

Điện Biên 'thay da đổi thịt' nhờ nông thôn mới

Điện Biên 'thay da đổi thịt' nhờ nông thôn mới

Nằm ở phía Tây khu vực Tây Bắc, Việt Nam, Điện Biên là tỉnh có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, ...

Thủ tướng phát lệnh khánh thành 4 dự án giao thông quan trọng

Thủ tướng phát lệnh khánh thành 4 dự án giao thông quan trọng

Đây là sự kiện đặc biệt khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các chủ đầu tư tổ chức khánh thành, đưa vào khai ...

Triển khai chương trình ‘Đồng hành cùng phụ nữ biên cương’ giai đoạn 2023-2025 tại tỉnh Điện Biên

Triển khai chương trình ‘Đồng hành cùng phụ nữ biên cương’ giai đoạn 2023-2025 tại tỉnh Điện Biên

Hội Phụ nữ Bộ Công an phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Điện Biên và Bộ đội biên phòng tỉnh Điện ...

Triển lãm ảnh Việt Nam và giới thiệu tỉnh Điện Biên tại Geneva trong sự kiện văn hóa kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 78

Triển lãm ảnh Việt Nam và giới thiệu tỉnh Điện Biên tại Geneva trong sự kiện văn hóa kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 78

Những hình ảnh đất nước, con người, thành tựu của Việt Nam và tỉnh Điện Biên cùng nhiều tiết mục văn nghệ độc đáo, giàu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động