Nhỏ Bình thường Lớn

Khí đốt Nga có nguy cơ ngừng chảy qua Ukraine, châu Âu 'ủ mưu' mới, cậy nhờ Azerbaijan

Các quan chức châu Âu đang đàm phán để duy trì lượng khí đốt chảy qua đường ống quan trọng giữa Nga và Ukraine.
Nord Stream 2 sẽ không bao giờ chảy, Đức không lụy vào khí đốt Nga, nhưng…. (Nguồn: Oilprice)
Hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine đã được Moscow và Kiev ký kết vào năm 2019, cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. (Nguồn: Oil Price)

Kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Kiev, châu Âu đã cố gắng loại bỏ khí đốt của Nga, nhưng một số quốc gia Đông Âu vẫn tiếp tục nhận mặt hàng này thông qua đường ống đi qua Ukraine.

Hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine đã được Moscow và Kiev ký kết vào năm 2019, cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Theo hợp đồng này, Ukraine sẽ vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024. Hợp đồng sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Hồi tháng 3/2024, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông tin: “Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi không có kế hoạch ký kết bất kỳ thỏa thuận bổ sung nào hoặc gia hạn thỏa thuận hiện tại này”.

Tin liên quan
Ukraine từ chối vai trò Ukraine từ chối vai trò 'cầu nối' khí đốt Nga, Moscow mất 4,5 tỷ USD mỗi năm, EU không hề hấn?

Châu Âu có ý tưởng mới

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ và công ty châu Âu đang đàm phán các đối tác ở Ukraine về cách duy trì dòng khí đốt trong năm tới. Theo một số quan chức giấu tên, lựa chọn đã được thảo luận là các công ty châu Âu mua và bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới châu Âu.

Thỏa thuận như vậy sẽ cho phép châu Âu tránh được sự bối rối khi mua khí đốt của Nga vào thời điểm khu vực đang cố gắng cắt giảm doanh thu của Moscow.

Ý tưởng nói trên dường như sẽ được Ukraine ủng hộ. Doanh thu vận chuyển khí đốt qua Ukraine lên tới khoảng 1 tỷ USD vào năm 2021, là cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho nền kinh tế.

Bình luận về vấn đề này, Oleksiy Chernyshov, Giám đốc điều hành Naftogaz của Ukraine cho hay: “Có hai yếu tố cần ghi nhớ. Một là Ukraine có cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ khí đốt đáng kinh ngạc, cần được sử dụng. Hai là đất nước có xu hướng ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng này vì nó mang lại rất nhiều lợi thế".

Ông Oleksiy Chernyshov loại trừ bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến việc hợp tác với "gã khổng lồ" khí đốt Nga Gazprom và cho biết việc vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan “có thể có tương lai”.

Các cuộc đàm phán về vấn đề bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới châu Âu đang ở giai đoạn đầu và những người quen thuộc với vấn đề này mong đợi các quyết định sẽ diễn ra vào cuối năm nay, khi hợp đồng giữa Nga và Ukraine thời hạn hết hạn. Đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa Đông ở châu Âu - thời điểm khu vực cần thêm nhiều khí đốt.

Chưa có gì chắc chắn

Giới chuyên gia nhìn nhận, nhiều chi tiết vẫn cần được làm rõ và vẫn chưa rõ thỏa thuận với Azerbaijan có được thực hiện hay không.

Theo một số nguồn tin, Uniper SE - "gã khổng lồ" khí đốt đã Đức - đã tham gia vào các cuộc thảo luận.

Slovakia là một trong những quốc gia quan trọng có thể hưởng lợi nếu thỏa thuận khí đốt mới được ký kết.

Hồi tháng 5, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho hay: "Ý tưởng mới của châu Âu sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa các công ty của Nga, Azerbaijan, Ukraine... để thống nhất về các điều kiện kinh tế và giá cả. Slovakia có thể nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan, một phần trong số đó sẽ ở lại Slovakia và một phần sẽ đến các nước khác”.

Nga vẫn vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 khí đốt sang châu Âu mỗi năm, chủ yếu đến Slovakia và Áo. Tại Áo, khí đốt của Moscow đã đáp ứng hơn 80% lượng tiêu thụ trong 5 tháng đầu năm 2024.

Một năm qua, châu Âu cũng tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga. Trong nội bộ khu vực, thường xuyên có những cuộc tranh luận về việc có nên làm như vậy hay không nhưng đến thời điểm hiện tại, châu Âu chưa bao giờ trừng phạt khí đốt của Nga.

Ủy ban châu Âu tin rằng, khu vực có thể chịu đựng được việc Nga chấm dứt quá cảnh qua Ukraine mà không gặp bất kỳ rủi ro an ninh lớn nào. Châu Âu dựa vào các nhà cung cấp thay thế và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng hơn.

Dù vậy, một số quốc gia thành viên ít lạc quan hơn và lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng tái diễn.

EIU cảnh báo nóng về sự mất cân bằng trong nền kinh tế Trung Quốc

EIU cảnh báo nóng về sự mất cân bằng trong nền kinh tế Trung Quốc

Theo báo cáo của tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tập đoàn truyền thông The Economist (Anh), dữ liệu hải quan công bố ngày ...

Đã đến lúc Mỹ cần thừa nhận sự thật Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đã đến lúc Mỹ cần thừa nhận sự thật Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Với hơn 10 năm nghiên cứu về Đông Nam Á và kinh tế Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers tự tin khẳng định: Việt Nam ...

Nga: 59 quốc gia tuyên bố sẵn sàng tham gia BRICS, SCO và EAEU

Nga: 59 quốc gia tuyên bố sẵn sàng tham gia BRICS, SCO và EAEU

Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 (SPIEF 2024) ngày 8/6, Cố vấn ...

GDP giảm ít hơn dự báo, kinh tế Nhật Bản có bớt lo?

GDP giảm ít hơn dự báo, kinh tế Nhật Bản có bớt lo?

Ngày 10/6, Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố số liệu điều chỉnh, trong đó cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực ...

ASEAN nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích của nhà đầu tư FDI

ASEAN nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích của nhà đầu tư FDI

Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 6 quốc gia thành viên ASEAN - bao ...

(theo Bloomberg)

Tin cũ hơn

Chuyên gia Kazakhstan lý giải: Không nên tin tưởng một cách mù quáng vào bất kỳ sản phẩm nào có nhãn Halal Chuyên gia Kazakhstan lý giải: Không nên tin tưởng một cách mù quáng vào bất kỳ sản phẩm nào có nhãn Halal
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ' Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'
Tiêu dùng giảm kỷ lục, thủ đô thương mại của Trung Quốc tung gói kích cầu 'siêu khủng' Tiêu dùng giảm kỷ lục, thủ đô thương mại của Trung Quốc tung gói kích cầu 'siêu khủng'
Phát hiện kênh kiếm tiền 'bạc tỷ' của các công ty Hàn Quốc Phát hiện kênh kiếm tiền 'bạc tỷ' của các công ty Hàn Quốc
Giá vàng hôm nay 26/9/2024: Giá vàng nhẫn cao chưa từng có, đà tăng tiếp tục kéo dài, nên mua hay không? Giá vàng hôm nay 26/9/2024: Giá vàng nhẫn cao chưa từng có, đà tăng tiếp tục kéo dài, nên mua hay không?
'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng 'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng
Giá vàng hôm nay 25/9/2024: Giá vàng gặp 'sóng thần', đã vượt qua mọi bài kiểm tra khó nhằn, thị trường 'đón chào' đợt tăng mới Giá vàng hôm nay 25/9/2024: Giá vàng gặp 'sóng thần', đã vượt qua mọi bài kiểm tra khó nhằn, thị trường 'đón chào' đợt tăng mới
Giá vàng hôm nay 24/9/2024: Giá vàng nhẫn cao nhất mọi thời đại, thế giới ngược chiều, cường quốc châu Á tăng tích trữ, chuyên gia nói gì? Giá vàng hôm nay 24/9/2024: Giá vàng nhẫn cao nhất mọi thời đại, thế giới ngược chiều, cường quốc châu Á tăng tích trữ, chuyên gia nói gì?
Đây là lý do Thái Lan ‘nghiễm nghệ’ trong top đầu bảng xếp hạng về Halal Đây là lý do Thái Lan ‘nghiễm nghệ’ trong top đầu bảng xếp hạng về Halal
Giá vàng hôm nay 23/9/2024: Giá vàng 'cưỡi sóng', không gì có thể ngăn cản, thị trường tươi sáng nhưng vẫn nên 'đứng ngoài' Giá vàng hôm nay 23/9/2024: Giá vàng 'cưỡi sóng', không gì có thể ngăn cản, thị trường tươi sáng nhưng vẫn nên 'đứng ngoài'
Trung Quốc duy trì vị trí là đối tác thương mại số một của ASEAN Trung Quốc duy trì vị trí là đối tác thương mại số một của ASEAN
Lo ngại an ninh quốc gia, Mỹ chuẩn bị cấm sử dụng phần mềm Trung Quốc trong các xe kết nối tự động Lo ngại an ninh quốc gia, Mỹ chuẩn bị cấm sử dụng phần mềm Trung Quốc trong các xe kết nối tự động