Khí đốt Nga khiến EU ‘mất ăn mất ngủ’, Ukraine đối mặt rủi ro nếu chặn dòng trung chuyển, hàng dài doanh nghiệp sẵn lòng ‘ôm hàng nóng’

Hải An
Việc dừng hoàn toàn dòng khí đốt Nga từ Ukraine sang châu Âu đặt ra hai mối đe dọa đối với Kiev: mất doanh thu vận chuyển lên tới 1-1,3 tỷ USD mỗi năm và rủi ro đối với chính cơ sở hạ tầng năng lượng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khí đốt Nga. (Nguồn: AFP)
Việc dừng vận chuyển khí đốt Nga sẽ không chỉ gây tổn thất tài chính cho Ukraine mà còn gây nguy hiểm cho toàn bộ cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt của nước này. (Nguồn: AFP)

Ukraine cho biết không có kế hoạch gia hạn hợp đồng hiện tại (hết hạn vào cuối năm nay) về vận chuyển khí đốt của Nga. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu đang đàm phán với Kiev để tìm cách tiếp tục quá cảnh khí đốt vào năm 2025. Mục tiêu là giảm tương tác trực tiếp giữa Moscow và Kiev bằng cách làm việc qua một bên trung gian, như Azerbaijan, hoặc bằng cách thành lập một tập đoàn gồm các công ty châu Âu để mua khí đốt tại biên giới Nga-Ukraine trước khi vận chuyển khí đốt qua Ukraine.

Có ý kiến cho rằng đề xuất này có rất ít cơ hội thành công. Tại sao?

Tin liên quan
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Theo nguồn tin của Bloomberg, một lựa chọn tiềm năng để tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ liên quan đến việc các nước châu Âu mua khí đốt của Azerbaijan, sau đó sẽ chuyển qua Nga và Ukraine đến lục địa già. Tuy nhiên, việc sử dụng một bên trung gian để duy trì dòng năng lượng có vẻ giống như một lựa chọn trên giấy tờ, và điều đó lại cực kỳ khó xảy ra trên thực tế.

Các chi tiết chính xác của kế hoạch đề xuất vẫn chưa rõ ràng, nhưng rất có thể nó sẽ liên quan đến việc trao đổi khí đốt của Nga lấy khí đốt của Azerbaijan. Tức là, công ty dầu mỏ nhà nước Azerbaijan SOCAR sẽ cung cấp cho khách hàng của Gazprom và ngược lại. Theo công ty tư vấn ICIS, các công ty châu Âu từ 6 quốc gia gồm Áo, CH Czech, Hungary, Italy, Slovakia và Ukraine, sẵn sàng xem xét kế hoạch.

Sự trao đổi này có thể xảy ra theo hai cách: Về mặt vật lý, với những thay đổi thực tế trong dòng khí hoặc hầu như chỉ được phản ánh trên giấy. Tuy nhiên, cả hai phương án này gần như không thể thực hiện được trên thực tế. Tùy chọn đầu tiên sẽ yêu cầu Gazprom cấp cho SOCAR quyền truy cập vào hệ thống vận chuyển khí đốt của mình, trong khi tùy chọn thứ hai sẽ yêu cầu sửa đổi cả hợp đồng xuất khẩu dài hạn hiện có của Gazprom và SOCAR.

Hiện tại, Azerbaijan cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Hành lang khí đốt phía Nam - một mạng lưới đường ống đi qua Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác. Năm 2023, Azerbaijan đã xuất khẩu 12 tỷ mét khối khí đốt sang châu Âu (tương đương với nguồn cung hiện tại của Gazprom qua Ukraine) và có kế hoạch tăng gấp đôi con số này vào năm 2027. Tuy nhiên, hiện tại chưa thể tăng cả sản lượng và xuất khẩu do những hạn chế về cơ sở hạ tầng và nhu cầu khí đốt trong nước ngày càng tăng.

Reuters dẫn lời Cố vấn tổng thống Azerbaijan Hikmat Hajiyev cho biết: “Chúng tôi cần thêm tiền để đầu tư vào các mỏ và cần đầu tư thêm vào đường ống”.

Ngay cả trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine (tháng 2/2022), từ năm 2021, Kiev đã đe dọa có hành động pháp lý chống lại Gazprom trong nỗ lực ngăn chặn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Trung Á. Gazprom, công ty độc quyền về khí đốt của Nga, đã không phản hồi đề xuất này vào thời điểm đó và tiếp tục giữ im lặng.

Không phải không có hậu quả

Dừng vận chuyển khí đốt sẽ không chỉ gây tổn thất tài chính cho Ukraine mà còn gây nguy hiểm cho toàn bộ cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt của nước này. Tuy nhiên, giới chức ở Kiev nhiều lần tuyên bố rằng, việc đàm phán với Moscow để gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt là không thể. Hệ thống truyền tải khí đốt tự nhiên của Ukraine có khả năng bơm khoảng 140 tỷ mét khối khí đốt sang châu Âu hằng năm, nhưng trong hai năm qua, nguồn cung đã giảm đáng kể - chỉ khoảng 15 tỷ mét khối mỗi năm.

Việc dừng hoàn toàn dòng khí đốt từ Ukraine sang châu Âu đặt ra hai mối đe dọa đối với Kiev: mất doanh thu vận chuyển lên tới khoảng 1-1,3 tỷ USD mỗi năm và rủi ro đối với chính cơ sở hạ tầng, có thể rơi vào tình trạng hư hỏng hoặc trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công quân sự.

Kể từ cuối tháng 3/2024, Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng ở miền Tây Ukraine, bao gồm cả các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất được các công ty châu Âu thuê.

Ông Oleksiy Chernyshov, Giám đốc điều hành của công ty nhà nước Naftogaz của Ukraine, nói với Bloomberg: “Tôi đang làm mọi thứ để tìm ra giải pháp nhằm giữ cho hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine hoạt động vì đây là tài sản lớn và cần có khách hàng… Nếu không thì sẽ thua lỗ”.

Một giải pháp khả thi để duy trì ít nhất một phần hệ thống truyền khí đốt của Ukraine hoạt động sau khi Nga ngừng vận chuyển khí đốt là Hành lang khí đốt thẳng đứng (Vertical Gas Corridor). Đây là dự án được lên kế hoạch kết nối hệ thống đường ống của Ukraine với Moldova, Bulgaria và sau đó là Đường ống xuyên Adriatic, nơi cung cấp khí đốt từ Azerbaijan đến châu Âu.

Hành lang khí đốt thẳng đứng cũng sẽ mở ra khả năng tiếp cận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Ukraine từ các nhà ga ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn khí này có thể được các công ty châu Âu bơm vào các cơ sở ngầm của Ukraine để lưu trữ. Về lý thuyết, quốc gia Đông Âu có thể vận chuyển lượng khí đốt này đến Slovakia bằng cách sử dụng một phần tuyến đường hiện đang được sử dụng cho khí đốt của Nga, nhưng điều này đòi hỏi phải đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng.

Một lựa chọn khác để tiếp tục quá cảnh khí đốt từ Nga qua Ukraine có thể là các thỏa thuận trực tiếp giữa các công ty châu Âu với cả Gazprom và phía Kiev. Trong trường hợp này, một tập đoàn gồm các công ty châu Âu sẽ mua khí đốt ở biên giới Nga-Ukraine và đàm phán độc lập với Kiev để tiếp tục vận chuyển khí đốt về phía Tây.

Tuy nhiên, điều này có nghĩa là tập đoàn sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro liên quan đến việc vận chuyển khí đốt qua một quốc gia đang có xung đột và không phải ai cũng thấy ý tưởng này hấp dẫn. Tuần trước, Giám đốc điều hành tập đoàn OMV (Áo) Alfred Stern tuyên bố rằng, công ty năng lượng này nhất quyết duy trì các điều khoản trong hợp đồng hiện tại với Gazprom - cụ thể là giao hàng tại trung tâm Baumgarten ở biên giới Slovakia-Áo.

Hầu hết các nhà phân tích trong ngành đều coi việc dừng hoàn toàn việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine từ ngày 1/1/2025 là kịch bản có khả năng xảy ra nhất. Các chuyên gia tại Energy Aspects (nhà cung cấp dữ liệu và thông tin toàn cầu cho các thị trường vĩ mô và hàng hóa năng lượng) chỉ ra rằng, thỏa thuận giữa Gazprom của Nga và nhà điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt Ukrtransgaz của Ukraine, quy định các chi tiết kỹ thuật về cách hai công ty làm việc cùng nhau, cũng sẽ hết hạn vào cuối tháng 12 năm nay. Và nếu thỏa thuận này không được gia hạn, mọi cuộc thảo luận về việc tiếp tục cung cấp khí đốt sẽ không được triển khai.

Gazprom có thể hành động

Việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine có thể giảm ngay cả trước khi các hợp đồng nói trên hết hạn. Cuối tháng 5 vừa qua, OMV cảnh báo, nguồn cung khí đốt từ xứ bạch dương có thể bị ngừng do phán quyết của tòa án nước ngoài.

Gazprom bị châu Âu cáo buộc đang tìm lý do để ngừng giao khí đốt cho các nước châu Âu. (Nguồn: Getty)
Từ năm 2021, Kiev đã đe dọa có hành động pháp lý chống lại Gazprom trong nỗ lực ngăn chặn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Trung Á. (Nguồn: Getty)

Theo đó, một công ty năng lượng lớn của châu Âu (OMV không tiết lộ tên) đã thắng kiện Gazprom. Nếu được thi hành ở Áo, quyết định của tòa án sẽ yêu cầu OMV chuyển các khoản thanh toán khí đốt cho nguyên đơn thay vì cho công ty Gazprom Export. Do đó, Gazprom Export sẽ ngừng tất cả nguồn cung cấp cho OMV.

Ba tuần sau, vào ngày 12/6, công ty năng lượng Uniper của Đức thông báo sẽ chấm dứt sớm hợp đồng cung cấp dài hạn với Gazprom và yêu cầu bồi thường hơn 13 tỷ Euro (khoảng 14 tỷ USD) cho lượng khí đốt chưa được giao kể từ giữa năm 2022, theo phán quyết của tòa án tại Stockholm (Thụy Điển). Giám đốc điều hành Uniper Michael Lewis cho biết: “Vẫn chưa rõ liệu số tiền đáng kể này có thể được thu hồi hay không”, đồng thời lưu ý rằng, bất kỳ khoản tiền nào nhận được sẽ được chuyển cho chính phủ Đức.

Có vẻ như OMV đã đề cập quyết định này của tòa án trong tuyên bố hồi tháng 5, mặc dù một số công ty năng lượng châu Âu, bao gồm cả RWE của Đức, hiện đang tham gia vào các thủ tục trọng tài tương tự với Gazprom. Về mặt lý thuyết, quyết định của tòa án thu giữ các khoản thanh toán khí đốt có thể được thi hành ở bất kỳ lãnh thổ nào nơi khí đốt của Gazprom được giao. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến dòng khí chảy qua Ukraine mà còn ảnh hưởng đến những khách hàng nhận nguồn cung cấp qua đường ống như TurkStream.

Hungary đã cố gắng tự bảo vệ mình khỏi tình huống tương tự, với việc ban hành nghị định vào cuối tháng 5, cấm các bên thứ ba thu các khoản thanh toán dành cho Gazprom Export. Mặc dù điều này có khả năng khiến luật pháp quốc gia và châu Âu xung đột nhưng đây không phải là trường hợp đầu tiên Budapest ra quyết định như vậy.

Gazprom có ​​thể có lý do để ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu sớm nhất là trong tuần này, vì các công ty thực hiện khoản thanh toán hằng tháng tiếp theo vào khoảng ngày 20/6. Nếu tất cả các khoản thanh toán được xử lý và Uniper không cố gắng thu giữ chúng, nguồn cung cấp sẽ tiếp tục chảy như bình thường.

Tuy nhiên, nếu các khoản thanh toán khí đốt từ các công ty như OMV của Áo bị thu giữ, Gazprom có ​​thể ngay lập tức giảm khối lượng vận chuyển. Khi điều này xảy ra, các nhà phân tích từ Energy Aspects tin rằng, Uniper có khả năng chỉ thu hồi được khoảng 1 tỷ Euro (khoảng 1,1 tỷ USD).

Mặc dù vậy, chấm dứt một số hợp đồng cung cấp dài hạn của Gazprom không có nghĩa là việc vận chuyển khí đốt bị dừng hoàn toàn. Có rất nhiều công ty thương mại ở thị trường châu Âu sẵn lòng sử dụng năng lực được giải phóng bởi những người mua lớn và mua khí đốt qua đường ống của Nga, vốn không phải chịu lệnh trừng phạt.

Khí đốt Nga vẫn có quyền lực quá lớn ở châu Âu, một cú sốc nhẹ về nguồn cung cũng khiến thị trường EU ‘lệch sóng’

Khí đốt Nga vẫn có quyền lực quá lớn ở châu Âu, một cú sốc nhẹ về nguồn cung cũng khiến thị trường EU ‘lệch sóng’

Sự cố ngừng hoạt động tại một nhà máy khí đốt ở Na Uy gần đây đã cho thấy thị trường khí đốt châu Âu ...

Ukraine từ chối vai trò 'cầu nối' khí đốt Nga, Moscow mất 4,5 tỷ USD mỗi năm, EU không hề hấn?

Ukraine từ chối vai trò 'cầu nối' khí đốt Nga, Moscow mất 4,5 tỷ USD mỗi năm, EU không hề hấn?

Ukraine sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt kéo dài 5 năm với Gazprom của Nga về việc vận chuyển khí đốt ...

Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích

Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích

Giá tiêu hôm nay 19/6/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 158.000 - ...

Giá tiêu hôm nay 20/6/2024, lý do giá tiêu trong nước giảm ‘chóng vánh’ khi đạt đỉnh, nhiều nông dân tiếc nuối

Giá tiêu hôm nay 20/6/2024, lý do giá tiêu trong nước giảm ‘chóng vánh’ khi đạt đỉnh, nhiều nông dân tiếc nuối

Giá tiêu hôm nay 20/6/2024 tại thị trường trong nước tăng, giảm trái chiều ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 ...

Goldman Sachs: Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chỉ có thể phục hồi hình chữ L

Goldman Sachs: Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chỉ có thể phục hồi hình chữ L

Việc lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc rơi vào khủng hoảng từ năm 2021 được coi là lực cản lớn nhất đối với ...

(theo Meduza)

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu phi đang phải đối mặt với những thách thức có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và ngày càng trầm trọng hơn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc từ ngày 5-10/11 tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, Trung Quốc.
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Hội nghị thượng đỉnh BRICS có thể ‘nhấn ga’ tái thiết tài chính toàn cầu, khi đó "chiến dịch trường kỳ" phi USD hóa được đẩy nhanh, SWIFT lung lay...
Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Hồi 13h ngày 23/10, bão Trà Mi, vị trí tâm vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm 'Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng' là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Giá cà phê hôm nay 23/10/2024: Giá cà phê chưa có dầu hiệu ngừng giảm, trong nước về sát mốc 100.000 VNĐ, 'cơn sốt' đã hạ nhiệt?

Giá cà phê hôm nay 23/10/2024: Giá cà phê chưa có dầu hiệu ngừng giảm, trong nước về sát mốc 100.000 VNĐ, 'cơn sốt' đã hạ nhiệt?

Giá cà phê hôm nay 23/10/2024: Giá cà phê chưa có dầu hiệu ngừng giảm, trong nước về sát mốc 100.000 VNĐ, 'cơn sốt' đã hạ nhiệt?
Giá xăng dầu hôm nay 23/10: Dầu WTI và Brent đều 'giậm chân tại chỗ'

Giá xăng dầu hôm nay 23/10: Dầu WTI và Brent đều 'giậm chân tại chỗ'

Giá xăng dầu hôm nay 23/10, đầu giờ sáng, cả dầu WTI và Brent đều đang 'giậm chân tại chỗ'.
Giá heo hơi hôm nay 23/10: Giá chững lại trên cả nước; xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang các nước châu Á tăng

Giá heo hơi hôm nay 23/10: Giá chững lại trên cả nước; xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang các nước châu Á tăng

Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 23/10/2024: Thị trường tăng nhẹ, giá xuất khẩu cao nhất 8 năm, dài hạn vẫn được hỗ trợ

Giá tiêu hôm nay 23/10/2024: Thị trường tăng nhẹ, giá xuất khẩu cao nhất 8 năm, dài hạn vẫn được hỗ trợ

Giá tiêu hôm nay 22/10/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 145.000 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam mong muốn phát triển ngành Halal thực sự trở thành một ngành thế mạnh.
AVSE Global tiếp tục tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam

AVSE Global tiếp tục tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam

Hội thảo khoa học quốc tế về Tài chính Ngân hàng (Vietnam Symposium in Banking and Finance - VSBF 2024) lần thứ 8 sẽ chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Forbes vinh danh Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Forbes vinh danh Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Thị trường xuất hiện dấu hiệu 'tạo nhiêt', giao dịch chung cư áp đảo; nguồn cung căn hộ phía Đông TP.HCM nở rộ… làtin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Thị trường phục hồi nhưng chưa thể bứt phá, tỷ lệ tiêu thụ đất nền và thổ cư đầy đủ pháp lý tăng hơn 30%… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Workshop 'Đồng tiền đi liền kinh nghiệm' mang đến nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm thuê nhà và tài chính cá nhân cho các bạn trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/10: USD tại ngân hàng trong nước ở mức kịch trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/10: USD tại ngân hàng trong nước ở mức kịch trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/10 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao mới trong hơn 2 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/10: USD tăng 3 tuần liên tiếp, Bảng Anh và EUR 'đi' cùng chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/10: USD tăng 3 tuần liên tiếp, Bảng Anh và EUR 'đi' cùng chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/10 ghi nhận đồng USD được hỗ trợ bởi sự gia tăng lợi suất trái phiếu Mỹ, bật tăng mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/10: USD 'sáng cửa' tăng, EUR sẽ tiếp tục suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/10: USD 'sáng cửa' tăng, EUR sẽ tiếp tục suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/10 ghi nhận đồng USD có triển vọng tích cực, EUR đi ngược chiều.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/10: USD tăng vọt, EUR đón tín hiệu xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/10: USD tăng vọt, EUR đón tín hiệu xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/10 ghi nhận đồng USD tăng vọt lên mức cao mới trong 11 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/10: USD giữ đà tăng mạnh, EUR tiếp tục trượt dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/10: USD giữ đà tăng mạnh, EUR tiếp tục trượt dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/10 ghi nhận đồng USD đã tăng mạnh, Bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/10: USD lên mức cao nhất hai tháng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/10: USD lên mức cao nhất hai tháng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/10 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ, đưa đồng tiền này lên mức cao nhất trong hơn hai tháng.
Phiên bản di động