Khi nào Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Linh Chi
Giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến đà trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc có nguy cơ bị đảo ngược. Tuy nhiên, Thống đốc PBOC Pan Gongsheng khẳng định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn kiên cường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khi nào Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Kinh tế Trung Quốc đang trải qua một sự chuyển đổi lớn và đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới. (Nguồn: DD News)

Đà trỗi dậy có nguy cơ đảo ngược

Thời báo tài chính Financial Times dẫn lời ông Ruchir Sharma, Chủ tịch Rockefeller International cho rằng, quá trình tăng trưởng vượt bậc kéo dài hàng thập kỷ của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng đã đi đến hồi kết.

Nếu tính theo đồng USD danh nghĩa - điều mà ông Ruchir Sharma cho là thước đo chính xác nhất về sức mạnh tương đối của một nền kinh tế - tỷ trọng của Bắc Kinh trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu bắt đầu giảm từ năm 2022 do các biện pháp phòng, chống Covid-19.

Theo ông Ruchir Sharma, cho dù kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục giảm hơn nữa vào năm 2023 và ở mức 17%.

Tin liên quan
Tung Tung 'hỏa lực' ngân sách, Trung Quốc quyết phục hồi kinh tế, vẫn giữ vị thế tốt nhờ điều này

Chủ tịch Rockefeller International nhìn nhận, điều đó khiến Trung Quốc phải đối mặt với mức giảm 1,4 điểm phần trăm trong vòng 2 năm qua - một mức sụt giảm chưa từng thấy kể từ những năm 1960-1970, khi nền kinh tế nước này còn gặp nhiều khó khăn.

Sau thập niên đầu tiên cải cách mở cửa, đến năm 1990, tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa đến 2%. Tuy nhiên, việc duy trì liên tục con số tăng trưởng trên dưới 2 con số trong thời gian dài nhiều năm tỷ trọng này đã tăng gấp gần 10 lần, lên tới 18,4% vào năm 2021.

"Đây là mức tăng nhanh chưa từng thấy trước đây với bất kỳ quốc gia nào trên toàn cầu. Và điều đó đã đưa đất nước tỷ dân này trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới sau Mỹ", ông Ruchir Sharma đánh giá.

Giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến đà trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc có nguy cơ bị đảo ngược. Trước đây, sự phát triển tới mức bùng nổ của kinh tế nước này là do dòng vốn đầu tư lớn bất thường vào cơ sở hạ tầng và các tài sản cố định khác. Trung bình trong các năm từ 2008 đến 2021, dòng vốn đầu tư này chiếm khoảng 44% GDP, trong khi cùng kỳ, tỷ lệ này trên thế giới là 25% và ở Mỹ chỉ khoảng 20%.

Hay tình trạng số sinh thấp của Trung Quốc đã làm giảm tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của thế giới từ mức cao nhất là 24% xuống còn 19% và dự kiến sẽ giảm xuống 10% trong 35 năm tới. Với tỷ lệ người lao động trên thế giới ngày càng giảm, tỷ lệ tăng trưởng nhỏ hơn của cả nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu gần như là điều chắc chắn.

Khó vượt Mỹ?

Trước đây, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) từng dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào 2028. Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật mới đây, tổ chức này đã lùi thời điểm thêm 2 năm, tới năm 2030.

Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định, việc kinh tế Bắc Kinh vượt Washington sẽ không thể xảy ra cho đến năm 2033.

Một số tổ chức khác thậm chí còn hoài nghi khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất của Trung Quốc.

Theo Capital Economics, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 5% trong năm 2019 xuống còn 3% và sẽ giảm xuống quanh 2% vào năm 2030. Với tốc độ suy giảm này, Trung Quốc có thể sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra vào năm 2020 là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035.

"Điều đó có thể khiến Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới", Capital Economics dự đoán.

Nhận định về nền kinh tế Trung Quốc, GS. Adam Tooze tại Đại học Columbia nói rằng: “Tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc có thể định hình lại trật tự thế giới. Khoảng trống mà Trung Quốc để lại sẽ được lấp đầy bởi Mỹ và các quốc gia mới nổi khác như Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Brazil…".

"Trung Quốc đang chuyển đổi từ sản xuất và bất động sản - động lực tăng trưởng truyền thống - hướng tới một mô hình kinh tế mới hơn được thúc đẩy bởi tiêu dùng và dịch vụ. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay" - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Pan Gongsheng.

Nền kinh tế vẫn kiên cường

Về phía Trung Quốc, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Pan Gongsheng cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trải qua một sự chuyển đổi lớn và đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

Ông nói rõ, đất nước đang chuyển đổi từ sản xuất và bất động sản - động lực tăng trưởng truyền thống - hướng tới một mô hình kinh tế mới hơn được thúc đẩy bởi tiêu dùng và dịch vụ. Và "nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay".

Ông Pan Gongsheng nhận thấy, tiêu dùng và sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng tốt trong tháng 10.

Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải vật lộn với tình trạng doanh số bán hàng trì trệ và giá nhà giảm. Lĩnh vực này đã bùng nổ trong ba thập kỷ nhờ dân số tăng và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Tổng cộng, bất động sản chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc.

Thị trường bất động sản tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã rơi vào khủng hoảng vào năm 2020. Thống đốc PBOC cho hay: “Thị trường bất động sản đang trải qua một số điều chỉnh. Về lâu dài, những điều chỉnh như vậy sẽ có lợi cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của đất nước. Thị trường nhà ở đang ở giữa một sự chuyển đổi lớn".

Trước bối cảnh này, Thống đốc Pan Gongsheng cam kết sẽ giữ chính sách tiền tệ phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế, mặc dù lạm phát đang “chạm đáy”. Ông cho rằng, giá tiêu dùng tại đất nước tỷ dân dự kiến ​​sẽ tăng trong những tháng tới.

Đặc biệt, trong tháng 11, tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ so với USD có xu hướng phục hồi mạnh. Điều này được cho là sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc và việc khôi phục niềm tin thị trường.

Truyền thông quốc tế cũng thông tin, các công ty và ngân hàng toàn cầu đang huy động số lượng Nhân dân tệ kỷ lục, điều này đã thúc đẩy đồng nhân dân tệ vượt qua đồng Euro, nhanh chóng trở thành đồng tiền tài trợ thương mại lớn thứ hai toàn cầu.

Ngoài ra, tỷ trọng của nội tệ Trung Quốc trong giao dịch ngoại hối cũng không ngừng tăng lên. Theo khảo sát năm 2022 của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tỷ trọng giao dịch ngoại hối bằng Nhân dân tệ trên thị trường toàn cầu đã tăng từ 4,3% lên 7% trong 3 năm qua.

Ông Thịnh Tùng Thành, cựu Cục trưởng Cục Khảo sát và Thống kê thuộc PBOC nhận định, sự phục hồi của tỷ giá Nhân dân tệ là biểu hiện của nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi.

Với những tín hiệu tích cực nói trên, Thống đốc PBOC khẳn định: “Nhìn về phía trước, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn kiên cường. Tôi tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ đạt được mức tăng trưởng lành mạnh, bền vững vào năm 2024 và hơn thế nữa”.

Mỹ-Trung Quốc tìm cách trở lại 'con đường' bình thường, 3 vấn đề cần giải quyết để tiếp tục phụ thuộc nhau

Mỹ-Trung Quốc tìm cách trở lại 'con đường' bình thường, 3 vấn đề cần giải quyết để tiếp tục phụ thuộc nhau

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ gặp nhau tại San Francisco, bên lề Hội nghị ...

Moscow: Tiền tệ của các nước phương Tây dần 'biến mất' trong hoạt động thương mại Nga - Trung Quốc

Moscow: Tiền tệ của các nước phương Tây dần 'biến mất' trong hoạt động thương mại Nga - Trung Quốc

Phó Thủ tướng Nga Andrey Belousov thông báo, khoảng 95% giao dịch thương mại Nga-Trung Quốc đang thực hiện bằng Ruble và Nhân dân tệ. ...

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/11): Vượt trừng phạt, GDP Nga vẫn tăng đều; Trung Quốc hút mạnh FDI, EU đối phó với giá năng lượng cao

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/11): Vượt trừng phạt, GDP Nga vẫn tăng đều; Trung Quốc hút mạnh FDI, EU đối phó với giá năng lượng cao

Cảnh báo nợ cao kỷ lục trên toàn cầu, Nga khẳng định thoát nguy cơ đổ vỡ, Mỹ thận trọng chính sách tiền tệ, vốn ...

Tung 'hỏa lực' ngân sách, Trung Quốc quyết phục hồi kinh tế, vẫn giữ vị thế tốt nhờ điều này

Tung 'hỏa lực' ngân sách, Trung Quốc quyết phục hồi kinh tế, vẫn giữ vị thế tốt nhờ điều này

Bộ trưởng Bộ Tài chính của Trung Quốc Lan Fo’an nói rằng, Bắc Kinh sẽ tăng cường chi tiêu ngân sách để hỗ trợ quá ...

Sự trỗi dậy của siêu cường kinh tế Trung Quốc đang bị đảo ngược, bước ngoặt lịch sử mới?

Sự trỗi dậy của siêu cường kinh tế Trung Quốc đang bị đảo ngược, bước ngoặt lịch sử mới?

Đánh giá về những nguyên nhân khiến quy mô kinh tế Trung Quốc trong tỷ trọng kinh tế toàn cầu bị suy giảm, một số ...

(theo CNN, Financial Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu quả.
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, góp phần đổi mới, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên mạnh mẽ.
Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AANZFTA.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp đôi sau 8 năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động