Khóc cho dòng sông quê

Mỗi nền văn minh đều gắn với một hoặc nhiều dòng sông. Và dòng sông nào cũng có những gắn bó mật thiết với những vùng đất mà nó đi qua, với người dân sống hai bên bờ con sông ấy... Nhưng khi dòng sông ấy chết đi, thì nền văn minh ấy, vùng đất ấy và con người của vùng đấy ấy sẽ thế nào nhỉ?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thuở học trò, tôi vẫn thường được nghe và nhẩm theo một bài hát với những ca từ tha thiết, trữ tình: “Quê hương tôi bên dòng sông Nhuệ, bãi dâu mươn mướt xanh bờ. Quê hương tôi màu sen tấm áo vân hồng, hàng lúa chín thiết tha. Quê hương tôi 10 năm giặc chiếm đóng, còn đâu bóng người con gái đẹp giữa mùa xuân trẩy hội bên đình…” Sau này, tôi mới biết đó là bài “Người con gái Việt” của nhạc sĩ Lân Tuất phổ thơ nữ sĩ Anh Thơ. Tôi mới thấy mỗi dòng sông quê đều mang trong tôi nó biết bao giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà bây giờ người ta gọi là văn hóa vật thể và phi vật thể.

Nhìn rộng ra, mỗi nền văn minh đều gắn với một/nhiều dòng sông: sông Nile của Ai Cập, sông Hằng của Ấn Độ, sông Danube của nhiều nước Trung và Đông Âu, sông Volga của Nga, Euphrates và Tigris của Trung Đông, Hoàng Hà của Trung Quốc, sông Hồng Việt Nam… Mỗi một vùng, tỉnh hoặc làng xã cũng đều có con sông chảy qua với cây đa bến nước của riêng mình mà dù đi cùng trời cuối đất người ta vẫn da diết nhớ về nó.

Dòng sông trong ký ức

Quê ngoại tôi ở làng Hữu Thanh Oai còn gọi là Hữu Châu, hay là Tó Hữu. Đây là nơi hợp lưu của dòng sông Nhuệ với sông Tô Lịch nên rất thuận lợi cho thông thương, buôn bán, quanh năm chợ họp đông đúc, thuyền bè tấp nập khiến cho làng phát triển hưng thịnh lắm. Rồi những sinh hoạt đời thường cũng gắn với con sông: tắm giặt, rửa rau, vo gạo, tưới rau…

Tôi không sống ở quê mà ở thị xã Hà Đông, nhưng con sông Nhuệ trong xanh vẫn hằn sâu trong kí ức vì mỗi khi có dịp về quê là tôi lại vùng vẫy, bơi lội, bắt cá, mò trai thỏa thích. Hơn nữa, sông Nhuệ cũng chảy qua thị xã Hà Đông nên có thể nói là tôi đã mang theo sông Nhuệ lên thị xã hay ngược lại, sông Nhuệ đã theo tôi, gắn bó với tôi suốt tuổi học trò. Sông Nhuệ Hà Đông cũng trong xanh và trường học nằm ngay cạnh sông nên hầu như hôm nào giờ ra chơi bọn tôi cũng tranh thủ lẩn ra sông ngụp lặn. Để giấu nhà trường, mấy thằng chúng tôi cạo trọc đầu và tắm truồng nên khi lên bờ nhảy nhót, lắc lắc tí là khô người, mặc vội quần áo vào rồi lại vào học như thường.

Một mùa hè, tôi còn theo “điếu đóm” cho một nhóm đo đạc, khảo sát dọc sông Nhuệ. Chuyến đi rất thú vị, ngày làm, đêm tìm một nhà dân cạnh bờ sông để ăn, ngủ, còn tắm giặt thì đã có “spa thiên nhiên” rộng rãi, mát mẻ. Tôi vẫn nhớ cảnh quan đôi bờ sông, bãi mía, nương dâu, các loại hoa màu: ngô, đậu, khoai, sắn… trải ra mát mắt. Và một hôm, chả phải cất công lên mạn ngược, chàng trai mới lớn đã được bất ngờ chứng kiến cảnh “tắm tiên” của mấy cô thôn nữ ngay trên dòng sông Nhuệ. Đó là đoạn sông vắng người, khi nhóm khảo sát vừa qua khỏi khúc quanh thì trước mắt hiện ra ba cô nàng trắng ngần trong tư thế Eva đang đùa rỡn, té nước vào nhau. Tôi không kịp “trốn” vào đâu, sau phút sững sờ, ngoảnh mặt đi trong khi còn mấy anh trong đoàn khảo sát thì chẳng tỏ ra ngại ngùng gì. Thấy có người bất ngờ xuất hiện, mấy cô nàng rú lên, vơ vội quần áo rồi chạy vọt vào vườn ngô. Sau đó, mấy anh cứ trêu tôi rằng chuyến đi hôm nay hên thế nên không phải trả công cho tôi! Tôi chối đây đẩy, bảo em có nhìn thấy gì đâu. Nhưng quả tình, tối hôm đó, hình ảnh các “nàng eva” cứ ám ảnh tôi mãi...

“Có một dòng sông đã qua đời”

Có lẽ, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã linh cảm thấy tình cảnh của nhiều con sông trên khắp đất nước này nên ông đã đặt tên một bài hát của mình là “có một dòng sông đã qua đời”. Điều đó cũng đúng với con sông Nhuệ của tôi chăng? Con sông Nhuệ của tuổi thơ chúng tôi đẹp là thế, gắn với bao kỉ niệm êm đềm là thế mà bây giờ, khi về quê tảo mộ, tôi chứng kiến sông Nhuệ đang biến dạng. Cùng với đà phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường là nạn đô thị hoá ồ ạt. Lợi nhuận đã làm người ta mờ mắt. Nơi trước kia từng là dòng sông trong mát nay chỉ còn là “dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng” như trong thơ Thế Lữ. Tệ hơn, nước cạn, đen ngòm, đầy rác rưởi, bốc mùi nồng nặc. Tôi lặng ngắm một bến xưa, bậc cũ rêu phong vẫn còn đó, nhưng cạn khô, bao quanh đầy rác rưởi. Rồi một lạch nước với hai con thuyền nhỏ xíu bị lãng quên. Hỡi ôi, cảnh “trên bến dưới thuyền, ngược xuôi tấp nập” ngày nào như đã lùi hẳn vào dĩ vãng. Đường làng, ngõ xóm cũng bị thu hẹp lại, chật chội, bức bối và ngột ngạt. Xe máy, xe ô tô và những phương tiện thô sơ lưu thông theo kiểu mạnh ai nấy đi, còi inh ỏi, xả khói mù mịt.

Những dòng sông là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ. Những câu thơ vang vọng mãi trong ta như: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/Nước gương trong soi tóc những hàng tre/Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.” (Nhớ con sông quê hương-Tế Hanh). Rồi những bài hát với ca từ rất đẹp: “Sông mấy ngàn năm tuổi, mà sao sông trẻ mãi không già” (Chảy đi sông ơi-Phó Đức Phương); “Sông không dừng lại như ta không thể nào neo bóng em yêu” (Sông ơi đừng chảy-Nguyễn Vĩnh Tiến); “Quá nửa đời phiêu bạt, con lại về úp mặt vào sông quê” (Khúc hát sông quê-Nguyễn Trọng Tạo-Lê Huy Mậu)…Thưa các nhạc sĩ, thi sĩ, con sông trong tác phẩm của quí vị với con sông quê đời thực giờ khác nhau nhiều lắm đấy. Với con sông Nhuệ quê tôi chẳng hạn, thì “Chảy đi sông ơi” là điều quá khó và “Sông ơi đừng chảy” thì chả phải bảo vì hầu như quanh năm nó có chảy nữa đâu. Tôi cũng chẳng dám nghe theo Nguyễn Trọng Tạo-Lê Huy Mậu xui dại mà úp mặt vào nó đâu nhé!

Trên mảnh đất chữ S này, biết bao con sông quê như sông Nhuệ đã hoặc đang chết. Bài hát “Người con gái Việt” vì lí do nào đó biến mất cho tới gần đây mới trở lại trong cuộc thi Sao Mai 2007 với giọng ca Lê Anh Dũng. Nhưng than ôi, thưa nhạc sĩ Lân Tuất, nữ sĩ Anh Thơ, sông Nhuệ không còn “bãi dâu mươn mướt xanh bờ” nữa. Trách nhiệm tất nhiên là của tất cả chúng ta, nhưng trước tiên và quyết định nhất vẫn là thuộc các nhà quản lí, hoạch định chính sách. Tôi khóc cho dòng sông quê, con sông Nhuệ thân thương, nhưng cũng là khóc cho cả các con sông khác nữa. Không hiểu: Mỗi dòng sông gắn với một nền văn minh, dòng sông ấy chết đi thì nền văn minh ấy sẽ thế nào nhỉ?

Vũ Đức Tâm

Đọc thêm

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Hoa đỗ quyên đua nở trên đỉnh Fansipan 'mời gọi' du khách dịp nghỉ lễ 30/4

Hoa đỗ quyên đua nở trên đỉnh Fansipan 'mời gọi' du khách dịp nghỉ lễ 30/4

Hình ảnh hàng loạt cây đỗ quyên nở rộ, rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) đang nhận được sự chú ý lớn trên mạng xã hội.
Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Dự án khu du lịch sinh thái Eo Gió (Quy Nhơn, Bình Định) sẽ có các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp, cầu kính, nhà hàng và các dịch vụ phụ trợ khác.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ở nước ngoài.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Phiên bản di động