Khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp

Chu Văn
Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Pháp sẽ cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 8/12, tại Nhà Quốc hội, ngay sau khi hội đàm thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher đồng chủ trì Lễ khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp (1973 - 2023).

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam và Pháp có mối lương duyên về lịch sử, văn hóa và giao lưu nhân dân. Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Pháp, một nước có vị trí, vai trò quan trọng ở châu Âu và trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy trong nửa thế kỷ qua, quan hệ Việt Nam-Pháp ghi nhận nhiều tiến triển rất tốt đẹp trên hầu khắp các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, khoa học, công nghệ, y tế và giao lưu nhân dân. Đặc biệt là kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược từ tháng 9/2013.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sự có mặt của Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher và các thành viên trong Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam có mặt tại buổi lễ đã minh chứng rất sinh động cho việc Việt Nam rất coi trọng quan hệ hữu nghị và Đối tác chiến lược với Cộng hòa Pháp.

Bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng vào truyền thống của mối quan hệ Việt Nam-Pháp, vào tiềm năng hợp tác hai nước cũng như tiềm năng trong quan hệ giữa ASEAN và Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, ở cấp độ khu vực, Pháp đã trở thành Đối tác phát triển của ASEAN và ASEAN đã nâng cấp quan hệ với EU lên Đối tác chiến lược năm 2020. Đây thực sự là những cơ sở quan trọng để đưa quan hệ Việt Nam và Pháp có bước phát triển mới.

Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Pháp sẽ cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng với quan hệ hai nước trong gần 50 năm qua, đồng thời với quyết tâm chính trị của Lãnh đạo hai nước và nỗ lực của nhân dân Pháp-Việt Nam, chúng ta sẽ đưa quan hệ Đối tác chiến lược ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực hơn nữa. Đây cũng là dịp để nhân dân hai nước thể hiện tình cảm tốt đẹp, tinh thần hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.

“Chuyến thăm chính thức Việt Nam của ngài Chủ tịch Thượng viện diễn ra vào thời điểm quan trọng trong quan hệ Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Lễ khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp mà tôi và ngài Chủ tịch đồng chủ trì hôm nay được xem là khúc nhạc dạo đầu hoàn hảo cho khải hoàn ca trong quan hệ của hai nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Trong phát biểu của mình, Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher nhấn mạnh, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết vào tháng 1/1973, đến tháng 4/1973, quan hệ ngoại giao Pháp-Việt Nam được thiết lập.

Nhấn mạnh trong vòng 5 thập kỷ qua đã có nhiều chuyến thăm cấp cao, tạo xung lực cho quan hệ hợp tác hai nước, Chủ tịch Thượng viện đã điểm lại các chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam (Tổng thống Francois Mitterrand thăm năm 1993, Tổng thống Jacques Chirac thăm vào năm 1997 và 2004, Tổng thống François Hollande năm 2016); đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ có chuyến thăm của Tổng thống Pháp sang Việt Nam.

Nhấn mạnh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mối quan hệ hợp tác hai nước đã tạo ra kết quả hợp tác hiện nay cũng như trong tương lai, Chủ tịch Thượng viện Pháp điểm lại quy mô và các hoạt động hợp tác hai nước diễn ra trong các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, chống biến đổi khí hậu, đại học, di sản, cách tiếp cận tương đồng về một số vấn đề liên quan đến an ninh và sự ổn định…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher cùng đại biểu thực hiện nghi thức khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher cùng đại biểu. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Thượng viện cho biết, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương là lĩnh vực quan trọng của mối quan hệ hai nước. Hiện có khoảng trên 300.000 người Việt Nam tại Pháp; có nhiều người Pháp cũng như người Việt Nam có thể hòa mình tự nhiên vào cả hai nền văn hóa Pháp và Việt Nam; đã có khoảng 3.000 người Việt Nam được đào tạo là những chuyên gia pháp lý, giảng viên đại học, bác sĩ Việt Nam, nhà nghiên cứu …

Cho rằng buổi lễ hôm nay là dịp khởi động cho các dự án, sự kiện lớn để tôn vinh trong năm 2023, Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher nêu rõ, hai nước có nhiều điểm tương đồng, cùng sẻ chia lịch sử, văn hóa, những mối liên kết chặt chẽ.

Dẫn lại câu nói của Tổng thống Pháp Jacques Chirac: “Tiếng nói của Việt Nam chạm đến trái tim của người Pháp”, Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher nhấn mạnh: “Và hôm nay, tôi tin rằng, tiếng nói của người Pháp cũng chạm đến trái tim của người Việt Nam”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher và đại biểu thực hiện nghi thức khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher và đại biểu thực hiện nghi thức khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp. (Nguồn: TTXVN)

Tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher và các đại biểu cùng thực hiện nghi thức công bố biểu trưng (logo) 50 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp.

Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập

Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập

40 năm qua, IDECAF đã đóng góp tích cực vào sự phát triển, mở rộng các quan hệ hữu nghị với Pháp và các nước ...

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp sẽ thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp sẽ thăm chính thức Việt Nam

Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Tiểu sử Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher

Tiểu sử Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher là hoạt động trao đổi đoàn đầu tiên của Lãnh đạo ...

Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher: Lựa chọn Việt Nam không phải ngẫu nhiên!

Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher: Lựa chọn Việt Nam không phải ngẫu nhiên!

Chuyến thăm chính thức Việt Nam là chuyến thăm châu Á đầu tiên của ông Gérard Larcher kể từ khi được bầu lại làm Chủ ...

Làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp

Làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher là hoạt động mở màn năm kỷ niệm 50 năm quan ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng VinFast mới nhất tháng 10/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng VinFast mới nhất tháng 10/2024

Bảng giá xe hãng VinFast của các dòng như President 2021, Fadil 2021, Lux A2.0 2021, VF e34 2021, Lux SA2.0 2021, VF 5 2022, VF 8 2022, VF 5 ...
Vụ nổ đường ống Nord Stream: Thêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ, Anh nói gì, Liên hợp quốc đã ‘ra mặt’?

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Thêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ, Anh nói gì, Liên hợp quốc đã ‘ra mặt’?

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Thêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ Anh nói gì, Liên hợp quốc đã ‘ra mặt’, kết quả thế nào?
'Kỷ luật tích cực' để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

'Kỷ luật tích cực' để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

Quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa sự thấu cảm, hiểu biết và kỷ luật ...
Bài tarot hôm nay 12/10: Vì đâu mà chuyện tình cảm của hai bạn tan vỡ?

Bài tarot hôm nay 12/10: Vì đâu mà chuyện tình cảm của hai bạn tan vỡ?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá được thông điệp: Vì sao mối quan hệ của hai bạn tan vỡ? Hãy rút một lá bài để giải ...
Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025

Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025

Tổng Liên đoàn Lao động có văn bản hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 10/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 10/2024

Bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 10/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Phiên bản di động