Khởi động cuộc đua ngầm về FDI

Với việc bổ sung hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và vốn nhằm nâng cao các cơ chế liên kết kinh tế hiện có, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được cho là sẽ tạo nên cuộc đua lớn trong thu hút FDI.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sự kiện AEC chính thức thành lập có thể biến ASEAN trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất trên thế giới. AEC sẽ mang lại những lợi thế cho Đông Nam Á, đó là: một thị trường duy nhất; một khu vực phát triển kinh tế công bằng; cạnh tranh cao và có khả năng hội nhập đầy đủ vào kinh tế toàn cầu, giúp GDP của ASEAN có thể tăng 7% vào năm 2025 và tạo ra sự thay đổi lớn trong cấu trúc kinh tế tại châu Á. 

khoi dong cuoc dua ngam ve fdi

Môi trường đặc thù của mỗi thành viên AEC sẽ tạo nên sự hấp dẫn riêng.

Sức hút ASEAN

Theo Báo cáo Đầu tư ASEAN 2015, trong năm 2014, các nước ASEAN đã thu hút 136,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp (FDI), so với con số 117,7 tỷ USD trong năm trước, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp vốn FDI tăng. Không có gì đáng nói nếu thành tích trên của ASEAN đạt được không phải trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu sụt giảm khoảng 16% và tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều. Vượt lên sự u ám của kinh tế thế giới, ASEAN là một trong số ít khu vực có tăng trưởng liên tục, trở thành khu vực thu hút nhiều FDI nhất.

Việc cải thiện môi trường đầu tư của khu vực, cũng như tiến trình hội nhập để tiến tới AEC đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của ASEAN đối với dòng vốn FDI. Ngoài ra, "sức hút" của ASEAN còn xuất phát từ nền tảng kinh tế vững mạnh và sức tăng trưởng của thị trường, khiến FDI từ ngoại khối giữ vai trò chủ đạo, chiếm trung bình trên 85,5% tổng vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, việc AEC ra đời với các hiệp định chung điều chỉnh về đầu tư, thương mại và dịch vụ cũng sẽ làm tăng sức hấp dẫn của khu vực trong thu hút FDI. Điều này lý giải vì sao hầu hết công ty, tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đều đã có mặt và đang mở rộng hoạt động tại ASEAN. Hơn 80% số công ty có tên trong danh sách 500 công ty toàn cầu của Fortune đã có mặt tại ASEAN. Top 10 công ty hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô và phụ tùng, điện tử và dược phẩm đều đã có mặt. Các đối tác có lượng FDI ròng lớn vào khu vực đều là những đối tác lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Hoa Kỳ, Hàn Quốc...

Cạnh tranh từ mỗi nước

Trong một môi trường đầu tư chung có sự ràng buộc giữa các nước ASEAN, tuy nhiên, mỗi thành viên vẫn có môi trường FDI đặc thù riêng. Chính môi trường đặc thù này đã tạo nên sự hấp dẫn khác nhau đối với dòng vốn FDI và tạo nên sự phát triển khác nhau ở mỗi quốc gia.

Theo tờ Economic Times số ra mới đây, Singapore vẫn đứng đầu các quốc gia trong ASEAN về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt từ bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản. Đi cùng với thắng lợi đó là chiến lược “luôn đi trước thời đại” của Singapore. Và hiện tại, Singapore cũng áp dụng thành công này trong chính cộng đồng kinh tế mà mình tham gia, khẳng định sự nhanh nhạy của một trung tâm kinh tế năng động.

Các quốc gia được quan tâm, chú ý ít hơn có thể kể đến là Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Trong năm 2015, Indonesia có sự tăng trưởng FDI khá ngoạn mục, gấp hơn 15 lần trong 10 năm qua. Có thời điểm, nước này chiếm vị trí thứ tư về thu hút vốn FDI trên bản đồ FDI thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Thái Lan, dù chính trị là yếu tố đã tác động mạnh mẽ đến sức hút FDI nhưng chính sách thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn lại là điểm cộng lớn của nước này. Đất nước nụ cười còn được đánh giá cao ở yếu tố kết cấu hạ tầng phát triển hơn nhiều nước trong khu vực do sớm có nhiều chính sách ưu tiên phát triển, cũng như quy hoạch thống nhất và đồng bộ.

Trong chiến lược được thông qua đầu tháng 9/2014, để thu hút thêm vốn FDI, Thái Lan tiếp tục ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sản xuất nhựa, giấy, dịch vụ và cơ sở hạ tầng…

Ngoài kết cấu hạ tầng, hệ thống pháp luật phát triển và nhất quán cũng được đánh giá cao ở Thái Lan và Malaysia, trong đó, mức độ bảo vệ nhà đầu tư được thể hiện rõ nét. Mức độ công bố thông tin rõ ràng, minh bạch, thông tin chính xác kịp thời và bình đẳng là những điểm các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển đánh giá cao. 

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chưa phải là quốc gia tiếp nhận được nhiều vốn FDI. Trong khi đó, so với các quốc gia khác, Việt Nam được đánh giá có những lợi thế nổi trội, do chính trị ổn định, dân số đông, trong đó phần lớn là trong độ tuổi lao động, chính sách thu hút đầu tư đang được cải thiện theo hướng tích cực...

Tuy nhiên, Việt Nam chưa thực sự nắm bắt và khai thác hết tiềm năng từ các cơ hội FDI. Trong khi số lượng dự án ngày càng tăng thì Việt Nam vẫn tỏ ra lúng túng trong việc làm thế nào để sử dụng FDI một cách hiệu quả. Sự thiếu hụt cơ sở vật chất phục vụ quá trình đầu tư cho thấy việc sử dụng FDI tại Việt Nam chưa thật sự đồng bộ.

Mới đây, trong báo cáo Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc, giới doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng, Philippines là đất nước “hưởng thụ”, Lào thì quy mô thị trường quá nhỏ, hạ tầng giao thông Myanmar chưa phát triển, thị trường Indonesia lớn nhưng lại có vấn đề về tôn giáo, văn hóa, còn Thái Lan là thị trường du lịch trọng điểm hơn là địa điểm đầu tư…

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia "mở" nhất khu vực ASEAN, lại thêm tiềm năng lớn đang chờ đợi từ một loạt hiệp định thương mại lớn sắp được thực thi. Điều đó lý giải tại sao Việt Nam là đối tác đầu tư lớn thứ ba của Hàn Quốc, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ, với con số  20 tỷ USD và sự có mặt của tất cả các doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc.

“Hướng nội” - tại sao không?

Lâu nay FDI ròng nội khối ASEAN chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 14,5% tổng vốn đầu tư. Thời gian gần đây, đầu tư nội khối ASEAN bắt đầu có xu hướng tăng, năm 2014 đã tăng 26% lên 24,4 tỷ USD, so với mức 19,4 tỷ USD năm trước đó. Và đảo quốc Sư tử vẫn dẫn đầu với lộ trình đầu tư kinh doanh trong ASEAN đã được vạch sẵn cho nhiều năm, vào từng ngành nghề cụ thể. Với các nhà sản xuất Singapore, bên cạnh thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu dân, việc tiêu thụ sản phẩm trong ASEAN cũng sẽ dễ dàng hơn và rẻ hơn, vì có thể tiết kiệm được tối đa chi phí vận chuyển và kho bãi.

Hiện tất cả 18 ngành kinh tế của Việt Nam đều được các nhà đầu tư ASEAN để mắt tới. Đặc biệt, hai lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản đã chiếm đến hơn 70% tổng vốn đầu tư. Cũng chưa nhiều nhà đầu tư ASEAN quan tâm đến Việt Nam ngoài Singapore, Malaysia và Thái Lan - ba nước nằm trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kết quả đầu tư FDI cao nhất ở Việt Nam.

Như vậy, vẫn còn nhiều “khoảng trống” đầu tư chưa được khai thác, với nhiều nhà đầu tư chưa được mời gọi, đó là lý do Việt Nam vẫn cần không ngừng nhập cuộc trong một “cuộc đua FDI mới”. 

Theo Báo cáo Đầu tư ASEAN 2015, Singapore đang hưởng lượng vốn FDI lớn nhất, chiếm tới gần 50% tổng FDI ròng vào khu vực, tiếp đó là Indonesia (15,1%), Thái Lan (10,6%), Malaysia (10%) và Việt Nam (7,3%). Các nước còn lại là Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào tiếp nhận FDI tương đối thấp, chỉ khoảng 3% trở xuống trong tổng lượng FDI ròng vào khu vực.
Minh Anh

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên tới 2.500 tỷ USD.
Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân

Thống kê thương mại sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 17 cho thấy thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong năm tài chính ...
Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc được khách hàng quan tâm tại Triển lãm Phụ tùng Ô tô Quốc tế được tổ chức tại Astana, Kazakhstan.
Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga của châu Âu cần được tiếp cận một cách thận trọng.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Phiên bản di động