“Không ai muốn trở thành người tị nạn!"

Một phóng viên ảnh trẻ đã chia sẻ những câu chuyện đằng sau các cuộc gặp gỡ của cô với trẻ em tị nạn ở Hy Lạp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan Italy - điểm nóng châu Âu về người tị nạn
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan Ít nhất 240 người di cư chết đuối ngoài khơi Libya

Năm ngoái, phóng viên ảnh Alice Aedy, 22 tuổi, đã quyết định đến phía Bắc Hy Lạp. Cô đăng ký làm tình nguyện viên cho Help Refugees - tổ chức giúp đỡ người tị nạn lớn nhất châu Âu. Aedy lặng lẽ ghi lại những hình ảnh mà cô thấy được trong suốt quá trình một năm làm việc tại đây.

"Tôi đã chụp lại những khoảnh khắc đau buồn, nhưng thứ tôi tìm thấy chủ yếu lại là tình người và những niềm vui”, Alice Aedy nói.

Aedy đã chia sẻ về cuộc hành trình của mình tại Hy Lạp, những công việc mà cô làm hàng ngày, những con người cô gặp. "Tiếp xúc với nạn nhân vô tội của cuộc khủng hoảng này đã nhắc nhở tôi không thể nhắm mắt làm ngơ. Chúng tôi không thể bỏ qua trách nhiệm giúp đỡ những người khác, để họ không bị cuốn vào vòng xoáy này. Họ đã không chọn là người tị nạn. Không ai muốn trở thành người tị nạn”.

Dưới đây là những bức ảnh nữ phóng viên ảnh Alice Aedy đã chụp những con người trong cuộc khủng hoảng lịch sử này, chủ yếu là trẻ em ở Hy Lạp. Aedy cũng chia sẻ các câu chuyện đằng sau những bức ảnh mà cô đã chụp.

khong ai muon tro thanh nguoi ti nan

Reem bế đứa con của mình đi trên đường ray xe lửa ở trại tị nạn Idomeni, nơi cô đã sống 4 tháng sau khi rời khỏi Deir ez-Zor ở Syria. Ở quê nhà, cô ấy đã có một cuộc sống tốt. Cô là một giáo viên tiếng Anh và chồng cô là một giáo sư.

khong ai muon tro thanh nguoi ti nan

Alice Aedy đã gặp Maesa, Milaf và Zayneb Omar trong ngày làm việc thứ hai của mình ở trại tị nạn Idomeni. Đó là một gia đình người Kurd (đến từ Al-Qamishli, Syria) gồm 6 thành viên. Gia đình họ đã sống trong một chiếc lều loại dành cho hai người trong suốt 4 tháng”. "Họ hoàn toàn không có việc gì để làm. Một ngày của họ chỉ xoay quanh những bữa ăn. Họ không có điện thoại thông minh mà chỉ dùng điện thoại thường để giữ liên lạc với gia đình. Đây cũng là một trong những hình thức giải trí duy nhất trong các trại tị nạn".

khong ai muon tro thanh nguoi ti nan

Đây là Zayneb, một bé gái người Kurd 7 tuổi, đến từ Al-Qamishli, Syria. Bức ảnh này cho thấy cô bé chơi trò chưng diện (dress-up) với mẹ. Zayneb rất sợ ban đêm và mẹ em thường xuyên bị ngất xỉu. Một buổi tối, mẹ của Zayneb bị ngã bất tỉnh trong vài phút. Khi Aedy gọi y tế trợ giúp, họ đã nói đó là hậu quả của sự căng thẳng và họ không thể can thiệp gì được. Sau này, họ đã xếp mẹ Zayneb vào nhóm các trường hợp dễ bị tổn thương và cô đã được chuyển đến một căn hộ có phòng ngủ, với điều kiện sống tốt hơn. Cuộc khủng hoảng trở nên khó nhìn nhận hơn và đó là một thách thức lớn hơn cho các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ các gia đình, cung cấp lương thực và giúp họ tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ chăm sóc y tế.

khong ai muon tro thanh nguoi ti nan
Aedy chụp bức ảnh em bé Zuheira 3 tháng tuổi trong một ngày có tuyết rơi ở miền Bắc Hy Lạp. Thật may là các trại tị nạn ở Hy Lạp đều được chuẩn bị đầy đủ cho mùa Đông.
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan
Aedy đã nhiều lần gặp Milaf trong thời gian làm việc tại đây và đã quay trở lại Hy Lạp vài lần để thăm em và gia đình. Aedy đã đi cùng cô bé trong nhiều cuộc hành trình, từ Idomeni đến một doanh trại quân đội, và bây giờ là đến một căn hộ. Rất hiếm khi cô bé nói về nỗi nhớ Syria. Aedy thường băn khoăn rằng cô bé sẽ nhìn lại quãng thời gian này như thế nào khi lớn lên? Aedy tự hỏi cô ấy sẽ lớn lên như thế nào với những ký ức tuổi thơ như thế này.
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan
Đây là Abdulrazzaq Matlaq và Batul, cô con gái 4 tuổi. Hai cha con đang sống trong doanh trại quân đội Oreokastro ở miền Bắc Hy Lạp. Thật khó để tin rằng họ đã sống trong chiếc lều như thế này trong suốt 8 tháng. Chúng ta thường nói về trẻ em là nạn nhân cuối cùng của cuộc khủng hoảng này, nhưng đối với những bậc cha mẹ, có lẽ nỗi đau còn lớn hơn và hiện hữu. Abdulrazzaq Matlaq là một người lái xe bus và rời Syria cùng với vợ và 2 con gái. “Tôi còn một cô con gái 11 tuổi ở quê nhà tên là Yamamah và chúng tôi thường xuyên liên lạc qua WhatsApp. Trong tiếng Ả rập, tên của con bé có nghĩa là "chim bồ câu", Abdulrazzaq Matlaq nói.
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan
Bức ảnh này được chụp tại doanh trại quân đội Softex, một trong các trại quân sự tồi tệ nhất ở miền Bắc Hy Lạp. Người phụ nữ này phàn nàn với Aedy về sự thiếu thốn lương thực trong trại. Aedy chia sẻ cô sẽ không bao giờ quên được ánh mắt của chị. Trong số 60.000 người tị nạn ở Hy Lạp có khoảng 9.000 phụ nữ mang thai. Những em bé sơ sinh sẽ được sinh ra “không có quốc tịch”. Tại trại này, tình trạng sử dụng ma túy, lạm dụng tình dục, buôn bán người, trộm cắp và mại dâm trẻ em thường xuyên diễn ra.
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan
Aedy đã tình cờ đi qua chỗ này khi tới Thessaloniki. Lương thực và nước của một gia đình người Afghanistan này hoàn toàn phụ thuộc vào các tổ chức cứu trợ. Họ nói với Aedy rằng, vì họ là người Afghanistan chứ không phải người Syria nên họ không được phép vào trại. Người ta dường như đã tạo ra một sự phân biệt giữa người di cư "hợp pháp" và "bất hợp pháp", trong đó trẻ em không được coi là các nạn nhân vô tội của cuộc xung đột mà chúng đang bị vướng vào.
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan
Aedy chụp ảnh cậu bé này vào ngày quân đội Hy Lạp bắt đầu trục xuất người dân từ trại tị nạn Idomeni. Hàng ngàn người đã phải đóng gói đồ đạc của họ và chuẩn bị để di chuyển đến một địa điểm khác mà họ không biết rõ. Họ cảm thấy hoang mang và ban đầu, nhiều cư dân của trại từ chối rời khỏi cho đến khi họ bị cưỡng ép dời đi.
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan
Đây là em bé Maesa Omar 3 tuổi trong trại tị nạn ở Idomeni. Aedy chụp bức ảnh này khi cô bé đang trú mưa ở trong trại. 40% người tị nạn ở đây là trẻ em dưới 12 tuổi.
khong ai muon tro thanh nguoi ti nan Hình ảnh: Fidel Castro và các nhà lãnh đạo thế giới

Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro (1926-2016) đã ghi lại dấu ấn đậm nét không chỉ trong lịch sử của “hòn đảo tự do” ...

khong ai muon tro thanh nguoi ti nan Cuộc đời nhà lãnh đạo Fidel Castro qua ảnh

Chùm ảnh của báo The Guardian về cuộc đời của nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cuba, một biểu tượng của nhân dân yêu chuộng hòa bình, đấu ...

khong ai muon tro thanh nguoi ti nan Sự nghiệp của ứng cử viên Donald Trump qua ảnh

Ông Donald Trump được biết đến là một doanh nhân tỉ phú và ngôi sao trong giới truyền thông Mỹ, Chủ tịch kiêm Tổng giám ...

Trần Liễu (theo The Guardian)

Đọc thêm

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã đưa ra các biện pháp tự do hóa tiền tệ mạnh mẽ nhằm nới lỏng những hạn chế đối với các doanh ...
Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Dưới đây là cập nhật lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động