Không cần đánh đổi tất cả để phát triển!

Dù là Nhật Bản hay Hàn Quốc... thì cái giá phải trả cho công nghiệp hóa đều là ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, chọn tiếp tục phát triển như thế nào là cách ứng xử riêng của mỗi quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong can danh doi tat ca de phat trien Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
khong can danh doi tat ca de phat trien Khi động vật hoang dã biến mất ở châu Phi

Nhật Bản và Hàn Quốc được cả thế giới biết đến như những kỳ tích của công nghiệp hóa, là những “con rồng” của châu Á. Đứng dậy từ đống tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản vụt phát triển thần kỳ trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ. Chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh (giai đoạn 1951-1973), Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô xi măng, sản phẩm hóa chất, hàng dệt…

Không có bước nhảy thần kỳ như Nhật Bản, nhưng giai đoạn “lột xác” của Hàn Quốc diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XX cũng vô cùng đáng nể. Từ một nước nông nghiệp nghèo với 85% dân sống bằng nghề nông và đánh bắt cá, thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển với 85% dân sống ở đô thị và quy mô GDP đứng hàng thứ 10 thế giới.

khong can danh doi tat ca de phat trien

Sự đánh đổi

Điểm xuất phát của Hàn Quốc năm 1960, cũng gần tương tự Việt Nam khi bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoảng 30 năm về trước. Thực tế cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh thì sự phá hủy môi trường cũng diễn ra với tốc độ chóng mặt. Ô nhiễm không khí, nước, rác thải và mưa axit đã trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Từ năm 1980, hàng loạt các vụ ô nhiễm lớn bị phanh phui đã khiến cho dân chúng bất bình. Theo số liệu nghiên cứu, giai đoạn đầu những năm 2000, lượng  khí CO2 thải ra của Hàn Quốc liên tục tăng cao, tương đương với 1,8% toàn cầu. Một số nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân bị nhiễm độc chì, benzen và toluen. Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã làm cho nhiều vùng biển của Hàn Quốc bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân trong vòng bán kính 60 km của điểm ô nhiễm trên bờ biển.

Ở Nhật Bản, từ giữa thập kỷ 1950 đến đầu những năm 1970, ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng do tốc độ tăng trưởng quá nhanh của công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học. Đó là hệ quả từ chính sách đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu. Vấn đề nổi cộm trong xã hội đó là ô nhiễm không khí và nước, gây ra nhiều căn bệnh lạ như: hen suyễn do khói ô nhiễm của các khu công nghiệp; bệnh Minamata khiến chân tay liệt, run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ do nhiễm độc thủy ngân từ nhà máy hóa chất; bệnh Itai Itai do nhiễm độc cadmium từ các sản phẩm phụ của quá trình khai thác mỏ, gây giải phóng canxi khỏi xương.

Những thực tế trên, cùng với áp lực phản đối mạnh mẽ từ dân chúng, buộc Chính phủ các nước và các nhà quản lý môi trường phải sớm tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Phòng hơn chữa

Sớm nhận thức được áp lực lớn từ các vấn đề môi trường, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn tại Nhật Bản. Chính phủ chấp nhận trả giá bằng nhiều nguồn lực để có được những thành tựu phát triển bền vững ngày hôm nay.

 Từ năm 1970, 14 luật môi trường ở Nhật Bản được ban hành và sửa đổi, trong đó có Luật Giải quyết tranh chấp môi trường, đã bảo vệ được phần nào quyền lợi của cộng đồng trước sức ép ô nhiễm. Tiếp sau đó, Luật đền bù thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm yêu cầu người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ sở sản xuất phải thực thi nghiêm túc các biện pháp cải tiến kỹ thuật để ngăn chặn ô nhiễm. Trong trường hợp ô nhiễm xảy ra, dù là do vô tình hay sự cố kỹ thuật, thì cơ sở đó vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và phải bồi thường thiệt hại. Quy định này đã buộc các cơ sở sản xuất phải thận trọng trong quá trình sản xuất, xử lý chất thải và thường xuyên thực hiện chế độ bảo dưỡng, kiểm tra độ an toàn của các thiết bị. Đối với các vật nhiễm bẩn bị thải ra thì thực hiện việc giám sát theo quy tắc nồng độ.

Theo chia sẻ của chuyên gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Matsuzawa Yutaka, hành động chôn lấp rác thải bất hợp pháp tại Nhật Bản thường có nguyên nhân chính là việc thiếu trách nhiệm xã hội và nhận thức yếu kém đối với công tác bảo vệ môi trường. Vì mục tiêu lợi nhuận, các cơ sở này không muốn trả chi phí cho việc xử lý rác thải. Với các trường hợp này, luật pháp quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử phạt như thu hồi giấy phép kinh doanh, tịch thu số tiền thu được do phạm tội, phạt tiền nặng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm, thậm chí là phạt tù. Tiêu biểu là vụ chôn lấp chất thải bất hợp pháp tại Công ty Gifu năm 2005, công ty này đã bị phạt 100 triệu Yên (899 nghìn USD), Chủ tịch công ty bị phạt 10 triệu Yên  (89,9 nghìn USD) và 5 năm tù giam.

Ngoài ra, một tư duy mới về quản lý sản xuất đã được Chính phủ Nhật Bản áp dụng, là không chỉ lo xử lý chất thải ở công đoạn cuối của sản phẩm, mà phải tính toán ngay từ khâu kế hoạch, làm sao để sản xuất hợp lý nhất, phát thải ít nhất. Vì vậy, cùng với các luật và quy định được ban hành, nhiều doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản đã không ngừng đầu tư công nghệ và thiết bị bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp được khuyến khích tìm ra con đường mới giảm sử dụng nguồn tài nguyên, giảm gánh nặng về môi trường và phát triển nguồn năng lượng mới. Đối với các nhà máy sản xuất đang trong quá trình nghiên cứu biện pháp và đầu tư thiết bị xử lý môi trường, Chính phủ sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định.

Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy mở rộng và khuyến khích việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến bảo vệ môi trường, sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay, hiển nhiên những sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường. Như vậy có thể nói, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, mà còn là yêu cầu của thị trường. Chính phủ và người dân cùng nỗ lực đấu tranh, buộc các doanh nghiệp phải quyết tâm thực hiện.

Giảm chất thải bằng biện pháp kinh tế

Còn tại Hàn Quốc, trước những vụ scandal về ô nhiễm không khí, nước và rác thải, Chính phủ đã phải bỏ ra những khoản tiền lớn để khắc phục hậu quả, nhưng không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như mong muốn. Bởi vậy, ngay từ những năm 1990, hàng loạt chính sách, biện pháp mạnh bao gồm cả những biện pháp quản lý truyền thống cũng như những biện pháp dựa trên nguyên tắc thị trường đã được thực thi.

Song song với đó là chính sách phát triển tổng thể nhằm xây dựng một quốc gia bền vững, phát triển cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính sách “Hàn Quốc xanh 2006” là một minh chứng nhằm hài hòa tăng trưởng xanh với việc giảm chất gây ô nhiễm và cải thiện tình hình phát thải khí carbon. Trong đó, việc đánh thuế năng lượng, thu phí đối với các cơ sở phát thải ô nhiễm, thực hiện chế độ mua bán trao đổi hạn mức phát thải khí gây ô nhiễm là những biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề về môi trường, góp phần giảm lượng ô nhiễm trong kinh doanh, giảm chi phí xã hội do giảm ô nhiễm và góp phần thúc đẩy việc phát triển công nghệ mới.

Cũng giống như Nhật Bản, Bộ Môi trường Hàn Quốc là cơ quan hàng đầu có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm. Nhiệm vụ của Bộ Môi trường được ghi rõ là “bảo vệ lãnh thổ khỏi sự ô nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân chúng để họ có thể được hưởng thụ môi trường thiên nhiên rộng lớn, với nguồn nước cũng như bầu trời trong sạch”. Bên cạnh đó, việc khuyến khích nhân dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học luôn được chú trọng. Hàn Quốc đã phát động phong trào xây dựng “Làng sinh thái” và “Làng khôi phục sinh thái tốt”. Số những ngôi làng này tăng nhanh từ năm 2005, trở thành một hình thức nâng cao nhận thức hữu hiệu cho cư dân địa phương.

Như vậy, bài học lớn có thể rút ra từ quá trình phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý, điều hành và kiểm soát về môi trường với các giải pháp phát triển kinh tế. Nền tảng của các giải pháp là thay đổi nhận thức, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy tình yêu với thiên nhiên, đề cao “giá trị tài sản thiên nhiên” trong việc thiết kế các chính sách phát triển kinh tế.

khong can danh doi tat ca de phat trien Khu công nghiệp ô nhiễm trở nên đắt giá

Chính quyền và người dân thành phố Amsterdam (Hà Lan) đã chung tay biến một khu công nghiệp bị ô nhiễm trở thành nơi đáng ...

khong can danh doi tat ca de phat trien Dùng chim bồ câu để đo mức độ ô nhiễm không khí

Thành phố London (Anh) vừa tiến hành sử dụng chim bồ câu để lấy số liệu về ô nhiễm không khí tại đây.

khong can danh doi tat ca de phat trien Bắc Kinh báo động Đỏ về ô nhiễm môi trường

Hôm 7/12, lần đầu tiên chính quyền thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã nâng báo động ô nhiễm môi trường lên mức Đỏ - ...

Minh Anh

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Chiếc mặt nạ Xiuhtecuhtli là một trong những cổ vật màu ngọc lam mà nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernán Cortés đã lấy từ Đế chế Aztec.
Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Một con hổ vàng 3 tuổi tại Thái Lan đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, thu hút 34.000 lượt thích và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong hai ...
Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm 'Thực tiễn đổi mới thông qua sự tích hợp giữa văn hóa và công nghệ tại ...
Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Chiều 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố 'Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia'.
Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 459 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 146.700,5 tỷ đồng.
Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế Việt Nam

Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế Việt Nam

Công nghiệp khí đã và tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là lĩnh vực nền tảng để phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới.
Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?
Giá heo hơi hôm nay 26/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương; tổng sản lượng thịt heo cuối năm dự báo đạt trên 5 triệu tấn

Giá heo hơi hôm nay 26/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương; tổng sản lượng thịt heo cuối năm dự báo đạt trên 5 triệu tấn

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 'tuyệt chủng' ở Hà Nội và TPHCM, bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11 ghi nhận đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

BIDV là ngân hàng lâu đời nhất và có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, đạt trên 2,5 triệu tỷ đồng (tương đương 101 tỷ USD) vào thời điểm 30/9/2024.
Phiên bản di động