TIN LIÊN QUAN | |
TS. Hoàng Hà Thi: Bác sĩ Harvard ươm mầm hy vọng tại quê hương | |
Nhớ Tết ta ở Đan Mạch |
Người Việt đông đúc tại sân bay Tân Sơn Nhất trong khoảnh khắc giao thừa. (Ảnh: Bảo Lan) |
Có lẽ năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày gần Tết Nguyên đán –Tết cổ truyền của dân tộc, tại sảnh chờ khu vực quốc tế Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, dễ dàng bắt gặp hình ảnh đông đúc, chật chội của lượng người người thân đi đón kiều bào về quê ăn Tết.
Họ đến từ rất nhiều tỉnh thành, từ Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Đồng Nai, An Giang… người đón cha mẹ, người đón con cháu và thậm chí là cả bạn bè.
Chị Trần Thị Minh Vi cho biết, chị ở Cần thơ lên đón Mẹ, em gái và cháu từ Thụy Sỹ về ăn Tết. Chị cho biết đã 5 năm rồi chưa có dịp tương phùng nên mọi người trong gia đình mong ngóng có mặt ở sân bay từ rất sớm. Tuy nhiên, phải 1 giờ nữa, máy bay mới hạ cánh.
Vợ chồng anh Hoàng Thanh Phong cho hay, mặc dù bà xã đang ở tháng thứ 6 mang thai, cả hai vợ chồng và 3 người thân lên tận sân bay để đón anh chị hai về từ Hà Lan. Anh Phong cho hay “Hơn 10 năm rồi, vì công việc nên vợ chồng anh hai không về Việt Nam. Vì vậy, gia đình tôi rất chờ đợi, vợ tôi rất là háo hức và vui vẻ”.
Cuộc tương phùng với tâm trạng náo nức không chỉ của người ở nhà, mà của cả những người đi xa, như Bùi Thị Thanh Trúc - du học sinh trở về từ Sydney. Em cho biết “Năm nào em cũng về ăn tết, nhưng lần nào cũng vậy, cứ gần đến ngày về là tâm trạng nôn nao, hồi hộp, nhất là lúc máy bay gần đáp xuống, vì được gặp ba mẹ và người thân của mình”.
Tại sảnh chờ sân bay, người đứng, người ngồi, đủ tư thế lẫn tâm trạng. Những ánh mắt ngóng chờ theo dõi lịch trình các chuyến bay hiện ra trên bảng điện tử và tâm trạng bồn chồn lo lắng khi thấy lệch giờ hạ cánh đôi khi chỉ 10, 20 phút…
Và rồi, tiếng thở phào nhẹ nhõm khi bảng thông báo hiện chữ “đã hạ cánh”. Sau đó, là lúc ngóng chờ ở lối ra, để rồi, 30 phút, 40 phút làm thủ tục… họ đã vỡ òa trong giây phút tương phùng.
Ôm chầm lấy người anh ruột của mình, chị Đinh Thị Huyền (An Giang) bùi ngùi chia sẻ, “Không kịp đón giao thừa, nhưng sau gần một ngày chờ đợi, anh em chúng tôi đã được gặp nhau sau 10 năm trời xa cách. Điều đó là hạnh phúc hơn hết”.
Mặc dù không thể về nhà đúng thời khắc đầu tiên của năm mới, với họ - được đoàn tụ với người thân của mình mới là tất cả và chỉ khi đi xa, chúng ta mới cảm nhận được hết những cái bắt tay, những cái ôm chầm và cả những giọt nước mắt của ngày đoàn tụ với người thân.
Một số hình ảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất:
Đông đúc người dân từ khắp các tỉnh thành tập trung tại khu vực sảnh chờ sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Bảo Lan) |
Du học sinh Bùi Thị Thanh Trúc hạnh phúc khi gặp lại Mẹ và em trai của mình sau một năm xa cách. (Ảnh: Bảo Lan) |
Người đứng, người ngồi dù mệt mỏi nhưng ai cũng có tâm trạng nôn nao gặp người thân của mình. (Ảnh: Bảo Lan) |
Nhọc nhằn chở tiếng Việt ở Đông Âu TGVN. Nga, Ukraine, Belarus... xa xôi và lạnh giá đã phần nào làm cho hành trình mang chữ đến con em người Việt khó khăn ... |
Cộng đồng người Việt tại Nga đón Tết cổ truyền Canh Tý 2020 TGVN. Ngày 23/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã long trọng tổ chức Tết Cộng đón năm mới Canh Tý 2020 cho toàn thể cán ... |
Người Việt tại Ba Lan đón Tết cổ truyền Canh Tý 2020 TGVN. Ngày 19/1 tại thủ đô Warsaw, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã phối hợp với Hội người Việt Nam tại Ba Lan ... |