Chủ tịch Hội Việt - Mỹ Nguyễn Tâm Chiến

Không lãng quên nhưng không để quá khứ lặp lại trong trương lai

Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến
Chủ tịch Hội Việt - Mỹ
Mỗi lần kỷ niệm ngày 30/4/1975, những ai đã sống trong không khí hào hùng của đất nước ngày đó chắc vẫn thấy háo hức, trào dâng bởi tin chiến thắng dồn dập mỗi ngày, để rồi vỡ òa khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giang sơn thu về một mối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai Câu chuyện về những hành trình tìm kiếm lính Mỹ mất tích ở Việt Nam
khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Việt – Mỹ thân hữu hội
khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai
Cuộc gặp gỡ của hai bà mẹ Mỹ - Việt Nam.

Đối với quan hệ Việt - Mỹ, ngày hội chiến thắng của nhân dân Việt Nam cũng sang trang sử mới để hai cựu thù trở thành đối tác trong thời bình. Song đó là một quá trình phấn đấu thật khó khăn bởi quá khứ chiến tranh quá khốc liệt. Nhưng với truyền thống vị tha của người Việt, “vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai”, với những nỗ lực bền bỉ hòa giải và bình thường hóa của cả hai bên, mối quan hệ từ thù địch đã phát triển thành “Đối tác toàn diện Việt - Mỹ” như ngày nay.

Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai

Điều gì ẩn chứa sâu xa trong tiến trình hòa giải, bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ? Đã có nhiều cách trả lời nhưng phải nói rằng, điều đó nằm trong cội nguồn nhân bản của con người, ở nơi nguyện vọng và lợi ích của người dân hai nước.

Có nhà ngoại giao Thái Lan trong một lần tiếp xúc với tôi trên con Tàu Hòa bình (“Peace Boat”) đã tỏ lòng khâm phục Việt Nam và đặt câu hỏi: “Người Việt các bạn lấy đâu ra nghị lực để biến bao kẻ thù cũ thành bạn bè?”. Chính ông đã cố lý giải để hiểu về bản chất nhân đạo cao quý, lòng khoan dung của dân tộc Việt được thể hiện không chỉ một lần trong lịch sử.

Nói đến sự hòa hiếu của người Việt, về sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ của văn hóa Việt trong giao lưu quốc tế, không gì thời sự hơn là tìm trong mối bang giao Việt - Mỹ những năm qua. Nhớ lại từ những năm tháng đầu của nỗ lực để hòa giải và bình thường hóa sau chiến tranh, phía Mỹ đã “đặt điều kiện tiên quyết” về Việt Nam tìm kiếm hết những tin tức và hài cốt lính Mỹ mất tích (MIA) thì mới bình thường hóa!

Viết đến đây, tôi lại nhớ hình ảnh Tổng thống Clinton lần đầu khi thăm Việt Nam vào năm 2000, đã cảm kích thế nào khi được chứng kiến hàng trăm người dân thường Việt Nam đang vất vả đào đất đá để tìm hài cốt của phi công Mỹ ở một địa điểm máy bay rơi. Rất nhiều người trong số họ còn chưa có và đang mòn mỏi chờ tin tức về những người ruột thịt của chính mình đã hy sinh trong chiến tranh.

khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ Nguyễn Tâm Chiến.

Những cái bắt tay thân thiện

Thật không thể quên khi chứng kiến tại Quảng Trị cuộc gặp gỡ của hai bà mẹ Việt - Mỹ đều có con trai duy nhất đã mất trong cuộc chiến. Họ ôm ghì lấy nhau không nói lời nào trừ những giọt nước mắt của tình người. Bà mẹ Mỹ - Rae Cheney là người sáng lập ra tổ chức “Cây Hòa bình” (Mỹ), sau đó nói: “Cảm ơn Hội Việt - Mỹ đã tổ chức cuộc gặp giúp tôi được khuây khỏa trong lòng sau bao năm”. Có sự mất mát nào mà không thương đau, nhưng những cái bắt tay và ôm nhau thân thiện, nhân ái đã tạo nên xung lực cho con người, để thông hiểu vượt qua những hiểu lầm và thù hận.

Mới đây, trong dịp đón một số con em lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam sang thăm theo Dự án “Hai phía”, chúng tôi hiểu thêm những ảnh hưởng của thời đối địch ra sao đối với cả thế hệ con cháu của cựu binh Mỹ. Ai trong đoàn cũng ngạc nhiên, bởi trong hành trình tìm về dấu vết người cha quá cố, họ không gặp một biểu hiện căm ghét nào của người Việt Nam đối với người Mỹ. Ngược lại, khắp nơi họ được đón tiếp bằng những nụ cười, những cái bắt tay cảm thông và các hoạt động hữu nghị, tận tình chỉ dẫn những dấu vết còn sót lại. Họ còn rất cảm động về những buổi lễ cầu nguyện cho người thân của họ được siêu thoát theo phong tục địa phương ta. Ra về, họ bày tỏ sẽ là những “đại sứ nhân dân” để nói với gia đình, người thân, bạn bè Mỹ về sự rộng lượng và thân thiện của người Việt Nam.

Nhân đây, tôi lại nhớ lần chuẩn bị cho Tổng thống Mỹ G.W.Bush thăm Việt Nam cuối năm 2006 .Giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã cố hỏi tôi để “lấy làm chắc” rằng, sẽ không có cử chỉ thiếu hữu nghị nào với ông Tổng thống trong thời gian ở Việt Nam. Như mọi người đã biết, ông Bush thậm chí còn tự hạ kính ô tô xuống vẫy chào đáp lại khi thấy có hàng nghìn người dân ta đổ ra đường chào đón ông.

khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai
Hoạt động giao lưu hữu nghị của Hội Việt – Mỹ.

Thật cảm kích khi xem những thước phim về người “Anh hùng phi công chân đất” huyền thoại Nguyễn Văn Bảy, nhất là đoạn về ông đón tiếp tại tư gia một địch thủ cũ của chính ông trong chiến tranh - Thiếu tướng phi công Mỹ Steve Richie. Anh Bảy đã tiếp đối thủ cũ chân tình như người thân ở xa về, mời thưởng thức những món quê bình dị có được trong vườn, ao nhà, uống ly rượu “quốc lủi” do ông tự nấu. Ông nói những lời mộc mạc, đơn giản, xúc động khi chia tay: “Chiến tranh kết thúc lâu rồi, ta bỏ qua thôi, ta làm bạn thôi”. Và rồi, một chiếc khăn rằn đặc trưng của Nam Bộ đã được quàng lên vai người lính Mỹ như một lời kết bạn. Đôi mắt ông toát lên lòng đôn hậu Việt Nam. Tôi chắc, Steve Richie, người đã từng quần nhau với anh Bảy trên bầu trời, từng chĩa súng vào anh, cứ ngỡ cuộc gặp mặt như trong giấc mơ!

Thông điệp từ trái tim

Người dân Việt Nam muốn nhìn thấy ngày càng nhiều hơn nữa sự giúp đỡ và hợp tác từ phía Mỹ để giải quyết những vấn đề như trợ giúp hàng vạn nạn nhân Da Cam. Đồng thời, tẩy rửa những khu vực bị nhiễm độc, rà phá bom mìn chưa nổ, tìm kiếm tin tức và hài cốt của hơn 300 nghìn bộ đội Việt Nam còn mất tích.

Ngày 30/4 là dịp để nhớ lại mất mát của chiến tranh, “không ai và không có điều gì bị lãng quên” nhưng quan trọng là không để quá khứ lặp lại trong tương lai. “Gác lại quá khứ” không đồng nghĩa với sự quên lãng, mà là thông điệp từ trái tim, khi có điều kiện vẫn cần bắt tay giải quyết những vấn đề hoàn toàn nhân đạo tồn tại sau cuộc chiến.

Gần 50 năm đã qua, những di chứng nặng nề của chiến tranh vẫn còn nghiêm trọng. Từng có đoàn nạn nhân Da Cam thăm Mỹ, nhưng sau không đầy một tháng, hai thành viên của đoàn đã mất. Thời gian không chờ đợi ai và nếu nói về “đặt điều kiện” thì phía Việt Nam mới là bên có quyền đòi hỏi. Nhưng người Việt chỉ bàn về nghĩa vụ của lương tâm, về tính nhân đạo của việc làm. Đó là việc Mỹ đã bắt đầu triển khai dự án tẩy độc chất Dioxin tại sân bay Biên Hòa, kế tiếp sau sân bay Đà Nẵng. Cuộc hành trình từ trái tim đến trái tim con người vẫn còn tiếp tục.

Nhiều cựu chiến binh Mỹ đi theo kênh giao lưu dân gian sang thăm Việt Nam đã nói “Xin lỗi nhân dân Việt Nam”. Tại những cuộc gặp gỡ giữa họ với đại diện các giới của Việt Nam do Hội Việt - Mỹ tổ chức, sau lời xin lỗi đó là sự lặng im, nghẹn ngào trong tâm can. Lời xin lỗi thật cần thiết, mong muốn từng người dân Mỹ bình thường sẽ làm một việc gì đó dù nhỏ, để đóng góp vào sự hòa giải sâu sắc.

Khi dự buổi kỷ niệm tại Nhà tù Hỏa Lò, Thomas Eugene Wilbur, con trai cựu Đại tá phi công Mỹ từng bị giam giữ ở đây, đã bày tỏ sự hối tiếc về những gì đã diễn ra giữa hai dân tộc. Chính ông đã thay đổi quan niệm của mình về Việt Nam và đang hoạt động tích cực tham gia các hoạt động trợ giúp nhân đạo.

Điều quan trọng là thúc đẩy quan hệ giữa thế hệ trẻ hai nước và “không để lặp lại quá khứ”. Số lượng các đoàn sinh viên, học sinh các trường phổ thông Mỹ và cả giới chính trị trẻ của Mỹ sang thăm Việt Nam ngày một nhiều. Đã có sự kết bạn thật ý nghĩa diễn ra sau những cuộc tiếp xúc gặp gỡ. Các cháu học sinh Mỹ say sưa lao động cùng với học sinh Việt Nam trong các hoạt động công ích tại những nơi đến thăm; những câu chuyện cảm động kết bạn nhiều năm giữa các cháu là nạn nhân Da Cam ở làng Hữu nghị Vân Canh với các bạn Mỹ…

Ngày 30/4 đánh dấu thời mốc hòa bình của quan hệ Việt - Mỹ, đồng nghĩa với nhu cầu mở ra quan hệ cùng phát triển của hai nước. Trong điều kiện mới, gia tăng giao lưu và hợp tác cùng có lợi là củng cố nền tảng cho những mối quan hệ chính thức về mặt nhà nước. Sự giao lưu sẽ giúp nhân dân hai nước hiểu hơn về văn hóa của nhau, tạo nên tình hữu nghị, xoa dịu nỗi đau và lòng vị tha; hợp tác cùng có lợi là động lực phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt - Mỹ.

khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai Giao lưu nhân dân Việt Mỹ sau 5 năm thiết lập Đối tác chiến lược

Chủ tịch Hội Việt – Mỹ Nguyễn Tâm Chiến cho rằng cần làm cho mức độ toàn diện của quan hệ Việt – Mỹ được sâu ...

khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai Tăng cường lực lượng làm đối ngoại nhân dân Việt – Mỹ

Nhân kỷ niệm 73 năm thành lập Việt – Mỹ thân hữu Hội (17/10/1945 – 17/10/2018) - tổ chức tiền thân của Hội Việt – ...

khong lang quen nhung khong de qua khu lap lai trong truong lai Ấm tình nhịp cầu Việt - Mỹ

Hơn bảy thập kỷ qua, Hội Việt - Mỹ đã hoạt động tích cực để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho việc tăng cường ...

Đọc thêm

Tạo Home Screen trên iPhone cực đơn giản mà bạn nên thử

Tạo Home Screen trên iPhone cực đơn giản mà bạn nên thử

Cách tạo Home Screen trên iPhone không chỉ giúp bạn sắp xếp các ứng dụng một cách khoa học mà còn thể hiện phong cách riêng của mình. Hãy khám ...
Apple ngừng sản xuất kính thực tế ảo Vision Pro

Apple ngừng sản xuất kính thực tế ảo Vision Pro

Vision Pro từng được kỳ vọng là sản phẩm đột phá, đánh dấu một bước tiến quan trọng về mặt công nghệ của Apple đã phải đối mặt với án ...
Cách tra cứu phạt nguội trên VneTraffic đơn giản, nhanh chóng

Cách tra cứu phạt nguội trên VneTraffic đơn giản, nhanh chóng

Sử dụng ứng dụng VNeTraffic để tra cứu phạt nguội là tính năng đang được nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách ...
Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Baoquocte.vn. Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng đầu tư quan trọng toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Togo Robert Dussey

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Togo Robert Dussey

Chiều 8/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Togo Robert Dussey.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại Angola tổ chức.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động