Không phải thương mại hay tài chính, AI mới là sàn đấu nóng nhất giữa 2 siêu cường Mỹ-Trung Quốc

Thu Lam
Bắc Kinh đang nỗ lực hết mình để khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI), với trọng tâm là thiết lập cơ sở hạ tầng mới, thúc đẩy sức mạnh của công nghệ điện toán và thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sau khi OpenAI có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) cho ra mắt ChatGPT vào tháng 11/2022, hệ thống chatbot dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo này nhanh chóng đươc ca ngợi trên toàn thế giới. Không nao núng, những "gã khổng lồ công nghệ" Trung Quốc nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới. Baidu cho ra mắt bot Ernie vào tháng 3/2023, liền sau đó là Alibaba Cloud và Kunlun’s Tiangong vào tháng 4.

Nối gót các "đại gia", nhiều công ty công nghệ nhỏ của Trung Quốc đang tham gia sâu hơn vào sân chơi trí tuệ nhân tạo. AI và những ứng dụng của công nghệ này đang tạo nên một làn sóng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp, tổ chức của 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

“Chúng tôi phải tăng tốc để bắt kịp xu thế. Những gì chúng ta đang đối mặt là một cuộc cách mạng ở cấp độ công nghệ”, ông Zhou Feng, Giám đốc điều hành bộ phận phần mềm dịch thuật Youdao của NetEase khẳng định.

AI - trận chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc
AI từ lâu đã nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh. (Nguồn: SCMP)

Công cụ chiến lược của Bắc Kinh

Trong suốt 5 năm qua, hai siêu cường của thế giới đã cạnh tranh sít sao để giành ưu thế kinh tế thông qua cuộc chiến thương mại với nhiều động thái "ăn miếng trả miếng". Washington cũng chủ trương tách rời chuỗi cung ứng và ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận với công nghệ mới.

Dù nhiều chuyên gia kinh tế nhận định Trung Quốc có thể sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030 nhưng sự phục hồi yếu ớt của Bắc Kinh sau đại dịch Covid-19 đã làm lu mờ dự báo này.

Trong nỗ lực tìm lợi thế, Trung Quốc đang đặt cược vào AI và coi đây là công cụ chiến lược trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phục hồi sau 3 năm phong toả vì đại dịch, đối mặt với thách thức về nhân khẩu học và gia tăng những nỗ lực cạnh tranh với Mỹ.

Ông Kai-Fu Lee, cựu Chủ tịch của Google tại Trung Quốc cho biết: "Phát triển các mô hình AI lớn là cơ hội lịch sử mà Trung Quốc không thể bỏ lỡ".

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện sự thay đổi cơ bản trong cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau, đồng thời là cơ hội giúp thế giới khai thác các công nghệ hội tụ để tạo ra một tương lai toàn diện, lấy con người làm trung tâm.

Tin liên quan
Sau cuộc chiến thương mại, cuộc chiến chip, đâu sẽ là mặt trận mới trong cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc? Sau cuộc chiến thương mại, cuộc chiến chip, đâu sẽ là mặt trận mới trong cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc?

Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey (Mỹ) ước tính, AI có thể đóng góp khoảng 13 nghìn tỷ USD vào sản lượng kinh tế toàn cầu năm 2030, khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới tăng 16%.

Hãng kiểm toán PwC cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ AI, với công nghệ góp phần tăng 26% GDP của nước này vào năm 2030.

Ông Kai-Fu Lee nhận định, khả năng triển khai thị trường nội địa rộng lớn, kết nối kinh tế, cũng như dòng chảy nhân tài của Bắc Kinh có thể tạo cơ sở ổn định cho sự phát triển của sức mạnh điện toán. AI từ lâu đã nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh và được coi là một trong những động lực cốt lõi để phát triển kinh tế chất lượng cao, theo hướng dẫn phát triển 2021-2025 của Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 10/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết “chiến đấu vì các công nghệ cốt lõi quan trọng” và đạt được mức độ tự chủ cao.

Kể từ khi Bắc Kinh phê duyệt kế hoạch truyền dữ liệu lớn vào năm ngoái để di chuyển dữ liệu người dùng ở phía Đông đất nước sang khu vực phía Tây với nguồn năng lượng dồi dào và các cánh đồng trống thông qua 8 trung tâm điện toán quốc gia, hơn 400 tỷ NDT (khoảng 56 tỷ USD) đã được "rót" vào đại dự án này.

Để chiếm thế thượng phong, Bắc Kinh nỗ lực hết mình khai thác tiềm năng của AI, với trọng tâm là thiết lập cơ sở hạ tầng mới, thúc đẩy sức mạnh của công nghệ điện toán và thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ.

Sức mạnh điện toán ngày càng trở nên quan trọng trong AI, giúp xử lý nhanh chóng lượng thông tin khổng lồ, cách mạng hóa tốc độ và độ chính xác của phân tích hệ thống. Nhà sử học Chris Miller, tác giả cuốn sách Cuộc chiến chip: Cuộc chiến giành công nghệ quan trọng nhất thế giới, cho biết: “Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được quyết định bởi sức mạnh điện toán".

Theo Học viện Công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CAICT), một chi nhánh của Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin, Trung Quốc hiện chiếm 33% sức mạnh điện toán của thế giới, chỉ thấp hơn 1 điểm phần trăm so với Mỹ.

Nestor Maslej, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm thuộc Đại học Stanford, cho biết: “Việc Trung Quốc tập trung vào việc tăng sức mạnh điện toán chắc chắn tạo cơ hội cho quốc gia này bắt kịp Mỹ về AI".

Ngành AI Trung Quốc bị "bóp nghẹt" vì thiếu chip

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ), Trung Quốc vẫn còn khoảng cách khá xa so với đối thủ vì đầu tư tư nhân của Washington đang lớn gấp 3,5 lần Bắc Kinh. Chưa kể, "phần lớn các mô hình đa phương thức và ngôn ngữ lớn trên thế giới (54% vào năm 2022) được đưa ra bởi các tổ chức của Mỹ", nghiên cứu chỉ rõ.

Mỹ được đánh giá cao hơn hẳn Trung Quốc về môi trường đầu tư ưu việt cho các công ty nghiên cứu công nghệ AI, cho ra những nghiên cứu và mô hình AI có chất lượng cao hơn. Năm ngoái, Washington vượt đối thủ hơn 5 lần về sản xuất hệ thống máy học AI khi tạo ra 255 hệ thống quan trọng mới so với 44 của Bắc Kinh.

Đối với ngành công nghiệp AI, chip đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức mạnh tính toán với tỷ lệ sức mạnh tính toán của chip đơn vị xử lý đồ họa trong lĩnh vực điện toán tăng từ 3% năm 2016 lên 41% vào năm 2020.

Việc Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu sâu rộng đối với chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc đã "bóp nghẹt" ngành AI của Trung Quốc do thiếu hụt hàng loạt vật liệu quan trọng, từ bộ xử lý đồ họa (GPU), mạch tích hợp FPGA, vi mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC) tới các chip gia tốc, theo một bài xã luận được đăng trên Economic Daily.

Li Yangwei, một nhà tư vấn kỹ thuật làm việc trong ngành công nghiệp điện toán thông minh tại thành phố Thâm Quyến cho biết: “Ngành công nghiệp AI trong nước của Trung Quốc hiện đang thiếu chip điện toán và nếu Mỹ tiếp tục trừng phạt công nghệ chip của Trung Quốc, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực điện toán trong thời gian ngắn”.

Tin liên quan
Cuộc chiến chất bán dẫn: Trung Quốc đang bước lùi, Mỹ có thể tự mãn? Cuộc chiến chất bán dẫn: Trung Quốc đang bước lùi, Mỹ có thể tự mãn?

Theo chuyên gia này, trở ngại đối với sự phát triển của công nghệ điện toán trong nước chỉ giảm bớt khi Trung Quốc dần tự chủ hơn trong công nghệ chip.

Bất chấp sự cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ, nhiều chính trị gia đã cảnh báo về những thách thức do AI mang lại và kêu gọi sự hợp tác từ hai bên.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Economist vào tháng 4 rằng số phận của nhân loại phụ thuộc vào việc Mỹ và Trung Quốc có thể thoả thuận với nhau hay không, trong khi sự tiến bộ vượt bậc của AI có thể diễn ra trong vòng 5 đến 10 năm tới.

“AI không phải là cuộc thi của hai quốc gia”, ông Kissinger nói trong một cuộc họp kín do JPMorgan tổ chức tại Thượng Hải vào cuối tháng 5/2023, đồng thời lưu ý rằng AI mở ra một kỷ nguyên mới của ý thức con người, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa hai siêu cường để khám phá những tiềm năng cũng như thách thức từ công nghệ vượt trội này.

Chat GPT sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục?

Chat GPT sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục?

Các chuyên gia giáo dục đang cân nhắc lợi ích của ChatGPT như một công cụ giáo dục mới so với những nhược điểm của ...

AI nỗi lo mất việc của nhiều người lao động Mỹ

AI nỗi lo mất việc của nhiều người lao động Mỹ

AI đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc, nó mang đến nhiều lợi ích cho cả tổ chức lẫn nhân ...

AI trở thành điểm sáng trên thị trường việc làm ảm đạm của Trung Quốc

AI trở thành điểm sáng trên thị trường việc làm ảm đạm của Trung Quốc

Những công việc liên quan đến lĩnh vực AI dành cho tân cử nhân đang tăng vọt và trở thành điểm sáng hiếm hoi trên ...

Chuyên gia Mỹ: Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải bom hạt nhân!

Chuyên gia Mỹ: Hãy đối xử với AI như vũ khí sinh học, không phải bom hạt nhân!

Mới đây, trang Gizmodo.com, một trang web về công nghệ thông tin chuyên cập nhật những tin tức nóng hổi về các xu hướng công ...

Cách phân biệt ảnh do AI tạo cực kỳ đơn giản

Cách phân biệt ảnh do AI tạo cực kỳ đơn giản

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ trên toàn cầu, nó mang lại khá nhiều lợi ích nhưng cũng khiến người ta ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/11/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/11/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 8/11. Lịch âm hôm nay 8/11/2024? Âm lịch hôm nay 8/11. Lịch vạn niên 8/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/11/2024: Ma Kết có nhân duyên tốt đẹp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/11/2024: Ma Kết có nhân duyên tốt đẹp

Tử vi hôm nay 8/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/11/2024: Tuổi Hợi tài chính nhiều may mắn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/11/2024: Tuổi Hợi tài chính nhiều may mắn

Xem tử vi 8/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 8/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường tham dự APEC 2024, thăm chính thức Chile ...
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng xuống đáy nhiều tuần, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động