Không quân Mỹ đã có cách truyền dữ liệu trên không cho các máy bay chiến đấu tàng hình

Lê Ngọc
Máy bay tiếp dầu KC-46 và máy bay do thám U-2 sẽ giải quyết vấn đề không tương thích kênh truyền dữ liệu trên hai dòng máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của Không quân Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Máy bay tiếp dầu Boeing KC-46 sẽ là chiếc máy bay đầu tiên được bổ sung các trang thiết bị để trở thành trung tâm liên lạc, như một phần của hệ thống điều khiển chiến đấu mới của Không quân Mỹ. Điều này cho phép các máy bay tiếp dầu trở thành nhân vật trung gian, giúp cho việc trao đổi thông tin chiến đấu thời gian thực giữa các máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning.

Mỹ biến máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát làm ‘liên lạc viên’
Do không tương thích về kênh truyền dữ liệu, các máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning phải nhờ đến máy bay tiếp dầu KC-46 để trao đổi thông tin trên chiến trường. (Nguồn: Naukatehnika)

Lợi thế nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không của đối phương

Đây là chương trình Hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến (ABMS) của Không quân Mỹ, triển khai trang bị cho 4 chiếc KC-46 với "hệ thống vi xử lý thông tin và truyền thông kiến trúc mở". Mục đích của Chương trình là nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa các máy bay chiến đấu mà giới chức quân sự Mỹ hy vọng sẽ được triển khai vào mùa Thu năm 2022.

Máy bay chiến đấu F-22 và F-35 được trang bị các kênh truyền dữ liệu khác nhau. Liên kết dữ liệu nâng cao đa nhiệm trên "Lightning" và "Raptor" có độ bảo mật cao, nhưng chúng không thể trao đổi thông tin với nhau một cách trực tiếp. Các thiết bị mới được bổ sung trong KC-46 sẽ thu thập thông tin từ hệ thống của hai dòng tiêm kích này và chuyển nó thành một định dạng có thể truy cập và sử dụng chung bởi cả F-22 và F-35.

Hệ thống Quản lý chiến đấu tiên tiến (ABMS) là một bộ công cụ bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cho phép tất cả các đơn vị chiến đấu trao đổi thông tin chiến thuật. Trong quá trình phát triển ABMS, người ta chú ý đến việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học, những thứ sẽ tự động đưa ra các thông tin cần thiết đến mô-đun xử lý của hệ thống mạng để giúp cho việc đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác.

Ở giai đoạn đầu, Không quân sẽ mua Cloud ONE lưu trữ đám mây của riêng mình, cùng với nền tảng phát triển Platform ONE, đám mây Edge ONE phân phối dữ liệu. Vai trò quyết định trong giải pháp này được giao cho các máy bay tiếp dầu - chúng sẽ vừa là trung tâm xử lý thông tin vừa là trung tâm chuyển tiếp dữ liệu.

Điều này do trên thực tế các máy bay tiếp dầu thường nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không của đối phương, nhưng vẫn có thể duy trì liên lạc với các máy bay chiến đấu tiên tiến. Ngoài ra, các máy bay tiếp dầu có thể trở thành một thiết bị dự bị có khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao, sử dụng trong trường hợp đối phương gây nhiễu vào các hệ thống thông tin liên lạc chính của Không quân.

Boeing KC-46 là máy bay tiếp dầu mới nhất của Không quân Mỹ, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2015. Máy bay tiếp dầu này được phát triển trên cơ sở khung thân của dòng máy bay Boeing 767, có trọng lượng trên 128 tấn được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney PW4062 với lực đẩy 282 kN mỗi chiếc, cho phép KC-46 đạt tốc độ 915 km/h - với tầm hoạt động thực tế là 12.200km.

Liên kết truyền dữ liệu trên không

Đầu tháng 5/2021, Không quân Mỹ cũng đã thử nghiệm việc trao đổi thông tin chiến thuật chiến trường thông qua máy bay do thám U-2 Dragon Lady. Theo đó, Lockheed Martin cùng với Không quân và Cơ quan Phòng thủ Tên lửa đã liên kết một chiếc U-2 với 5 chiếc F-35 và một chiếc F-22 trên không. Liên kết này cung cấp dữ liệu của các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 thu được theo thời gian thực cho sở chỉ huy mặt đất.

Được đặt tên là Dự án Hydra, chuyến bay thử nghiệm mới nhất đã sử dụng OSG_Open Systems Gateway (tạm dịch là Hệ thống liên kết tốc độ cao) trên U-2 để kết nối chiếc F-22 với 5 chiếc F-35 thông qua Liên kết dữ liệu trong chuyến bay (IFDL) và Liên kết dữ liệu nâng cao đa nhiệm (MADL), chia sẻ thành công dữ liệu giữa tất cả các máy bay trên không và với các sở chỉ huy mặt đất.

Các dữ liệu về mục tiêu cũng được truyền và thông qua U-2 vào hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu và màn hình phi công. “Khả năng kết nối liên thông này giúp giảm thời gian từ khi truyền dữ liệu đến khi ra quyết định từ vài phút xuống còn vài giây, điều này là rất quan trọng trong việc đối phó với các đối thủ hiện nay và các mối đe dọa trong tương lai”, Tổng Giám đốc Lockheed Martin cho biết.

Nỗ lực của Dự án Hydra cũng đánh dấu lần đầu tiên dữ liệu cảm biến F-35 được chuyển đến sở chỉ huy mặt đất qua liên kết Đầu - Cuối của Mạng lưới mục tiêu chiến thuật (TTNT) bằng cổng trung gian trên không. Dữ liệu này sau đó được chuyển đến Hệ thống Chỉ huy chiến đấu tích hợp (IBCS) của Quân đội Mỹ qua Bộ điều chỉnh cảm biến trên không (ASAK) A-Kit, cũng do Lockheed Martin phát triển.

Sau đó, A-Kit truyền dữ liệu đến Phòng thí nghiệm Tích hợp hệ thống chiến thuật IBCS (TSIL) tại Fort Bliss, Texas. IBCS đã sử dụng dữ liệu cảm biến của F-35 để tiến hành cuộc tập trận mô phỏng hỏa lực của Lục quân. Hydra tạo điều kiện thuận lợi cho các kết nối giữa F-22, F-35, TTNT và Link-16. Bằng cách tận dụng khả năng liên kết nhờ U-2, dữ liệu hiện có thể được chia sẻ trực tiếp cho người lính trên chiến trường và các trung tâm chỉ huy và điều khiển (Command and Control - C2) trên toàn cầu như một Trung tâm Kiểm soát nhiệm vụ chung (CMCC).

Cả CMCC và Trung tâm tác chiến ảo (SOC) tại Căn cứ Không quân Nellis đều có thể truy cập các dữ liệu do hệ thống cảm biến đưa lại và làm cơ sở cho khả năng nhận thức tình huống giúp cho việc chỉ huy tác chiến và kiểm soát các khí tài quan trọng. Cuộc trình diễn này là một bước tiến quan trọng trong sự hỗ trợ của Lockheed Martin đối với Hệ thống Quản lý chiến đấu tiên tiến của Không quân và Lục quân Mỹ. Cụ thể ở đây là cung cấp các khí tài quan trọng cho môi trường không gian chiến đấu trên mọi mặt trận.

TIN LIÊN QUAN
Phớt lờ Nga đóng không phận, máy bay Mỹ vẫn tiến hành trinh sát ở Biển Đen
Tàu ngầm KRI Nanggala 402 gặp nạn: Máy bay Poseidon của Mỹ tham gia tìm kiếm
Máy bay trinh sát Mỹ tăng cường hiện diện quanh khu vực Biển Đông
Loại máy bay Mỹ có khả năng “bay ngang qua cả thế giới”
Triều Tiên bắn tên lửa từ tiêm kích, máy bay Mỹ lập tức làm nhiệm vụ
(theo Naukatehnika và Defense World)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem người sắp hẹn hò với bạn có tính cách như thế nào nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như Countryman, JCW, 3 Door, 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Tính năng quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung được nhiều người dùng yêu thích nhất bởi sự thuận tiện cá nhân hóa của nó. Với tính năng ...
VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động