Những chiếc máy bay do thám nổi tiếng lịch sử

Quang Đào
Là “tai mắt” trên không của quân đội, những chiếc máy bay do thám thu thập hàng loạt thông tin hữu ích một cách nhanh chóng và bí mật.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
SR-71, phi cơ có người lái nhanh nhất mọi thời đại. (Nguồn: CNN)
SR-71, phi cơ có người lái nhanh nhất mọi thời đại. (Nguồn: CNN)

Máy bay do thám (còn gọi là máy bay trinh sát) đóng vai trò là “tai mắt” của các lực lượng vũ trang trên bầu trời. Với các cảm biến và thiết bị đặc biệt, chúng có thể phát hiện, theo dõi và quan sát mọi thứ tốt hơn bất kỳ loại máy bay nào.

Thông thường, máy bay do thám được thiết kế với nhiều chức năng bao gồm: thu thập thông tin tình báo thông qua hình ảnh, tín hiệu, đo lường... Với việc áp dụng công nghệ hiện đại, một số máy bay cũng có thể giám sát thời gian thực bên cạnh việc thu thập thông tin tình báo nói chung.

Trước thế kỷ XX, dù khoa học chưa phát triển và máy bay chưa được phát minh, loài người vẫn có cách để thực hiện các cuộc trinh sát trên không.

Trong các cuộc chiến do Hoàng đế Napoleon phát động và Chiến tranh Pháp - Phổ, người Pháp đã sử dụng khinh khí cầu nhằm thu thập, nắm bắt những thông tin quan trọng trên chiến trường. Cụ thể, nhiệm vụ trinh sát trên không đầu tiên diễn ra vào năm 1794 khi quân Pháp sử dụng khinh khí cầu để theo dõi các chuyển động của quân Áo.

Trong Thế chiến I, máy bay không chỉ dùng để chiến đấu, chúng còn hỗ trợ lực lượng dưới mặt đất bằng cách thu thập thông tin tình báo bằng máy ảnh lắp sẵn trên những chiến đấu cơ và đánh bom. Đây là phương pháp phổ biến nhất cho tới khi kết thúc Thế chiến II.

Có thể nói, Chiến tranh Lạnh được coi là “thời hoàng kim” của máy bay do thám, do các nước liên tục phát triển các thiết kế máy bay trinh sát chuyên dụng, được trang bị các thiết bị và công nghệ phục vụ riêng cho việc thu thập thông tin tình báo. Hiện nay, việc thu thập thông tin tình báo từ trên không chủ yếu được sử dụng thông qua vệ tinh và máy bay không người lái (UAV) hạng nhẹ nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng và danh tính cho các phi công làm nhiệm vụ tình báo. Dưới đây là một số mẫu máy bay do thám nổi tiếng nhất trong lịch sử:

U-2 Dragon Lady

Đầu những năm 1950, khi Chiến tranh Lạnh đang đạt tới đỉnh điểm, CIA muốn phát triển máy bay gián điệp có thể hoạt động ở tầm cao 22km và tránh được radar của Liên Xô. Kết quả là, một dự án bí mật mang tên Project Aquatone đã đem lại cho Mỹ chiếc máy bay U-2 với những đường nét sắc sảo và gọn ghẽ.

U-2 được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, người sáng lập bộ phận Dự án phát triển cấp cao của Lockheed Martin. Điều đặc biệt, nhà thầu quân sự Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy bay này tại trụ sở ở thành phố Burbank, bang California chỉ vỏn vẹn trong tám tháng. Sau đó, chiếc U-2 được đem đi thử nghiệm tại Khu vực 51.

Tháng 7/1956, khi lần đầu tiên Mỹ cho U-2 bay vào lãnh thổ Liên Xô trinh sát, quân đội Liên Xô đã phát hiện vị khách không mời mà đến này. Tuy nhiên, do không có hỏa lực đạt tới độ cao 20.000m của U-2, họ đành chỉ “nhìn trời than thở” trong suốt bốn năm liền và Mỹ đã thu thập được rất nhiều tin tức tình báo quý giá.

Tuy nhiên, vào tháng 5/1960, khi phi công Mỹ Francis Gary Powers bay chiếc U-2 tới thành phố Sverdlovsk, quân đội Liên Xô đã chờ sẵn và bắn hạ chiếc máy bay, bắt sống phi công và buộc Mỹ phải thừa nhận đã có những hành vi gián điệp. Sau đó, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đành phải dừng hoạt động của U-2 trên bầu trời Liên Xô, nhưng Không quân Mỹ đã có kế hoạch phát triển những chiếc máy bay nhỏ, nhanh và có khả năng tàng hình tốt hơn.

SR-71 Blackbird

SR-71 Blackbird (Chim đen) của Mỹ sản xuất có thể được coi là chiếc máy bay do thám nổi tiếng nhất thế giới. Với màu sơn đen tuyền và thiết kế khác lạ so với các loại máy bay thường thấy, nhiều người Mỹ còn tưởng nhầm chiếc máy bay này là đĩa bay của người ngoài hành tinh. Nhiều trang mạng về quân sự đánh giá rằng SR-71 có thiết kế vô cùng hào nhoáng và hiện đại mặc dù đã hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiếc máy bay này lần đầu cất cánh.

Lockheed (nay là Lockheed Martin) SR-71, được Mỹ bí mật thiết kế vào cuối những năm 1950 và chính thức đưa vào sử dụng vào năm 1966. Máy bay có thể bay gần rìa vũ trụ và nhanh hơn cả tên lửa. Cho đến nay, Chim đen vẫn giữ kỷ lục về độ cao hành trình và tốc độ nhanh nhất đối với máy bay không dùng động cơ tên lửa.

Được chế tạo cho mục đích do thám bên trong lãnh thổ đối phương, mà không bị phát hiện hay bắn hạ, SR-71 có thể đạt tốc độ hơn 3.500km/h và hoạt động trong phạm vi hơn 5.000km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Bay ở độ cao ngoài tầm với của hỏa lực phòng không, nhanh hơn tên lửa và hầu như không bị phát hiện bằng radar, Chim đen có thể bí mật đi vào không phận đối phương mà không gây ra xáo trộn.

Tổng cộng có 32 chiếc SR-71 được Lockheed Martin chế tạo theo đơn đặt hàng của Không quân Mỹ và NASA. Do dễ gặp sự cố và rất tốn kém để bảo trì, chương trình SR-71 bị dừng lại vào năm 1990. Chim đen bay lần cuối vào năm 1999 bởi NASA để thực hiện các nghiên cứu công nghệ hàng không tốc độ cao.

MiG-25

MiG-25 của Liên Xô (NATO gọi là Foxbat) là một trong những chiến cơ đáng sợ nhất nhưng cũng “bị hiểu nhầm” nhiều nhất thời Chiến tranh Lạnh. Được cho là chế tạo để tiêu diệt máy bay ném bom siêu thanh và máy bay do thám tốc độ cao của Mỹ, nhưng Foxbat cũng có lợi thế về tốc độ và tích hợp hệ thống trinh sát đặc biệt. Do vậy, chiếc chiến đấu cơ của Liên Xô cũng thường được dùng làm máy bay do thám.

MiG-25 là chiếc máy bay cực kỳ ấn tượng: khả năng bay với tốc độ trên Mach 3 và hoạt động ở tầm cao mà hiếm có chiếc máy bay nào cùng thời có thể đạt được. MiG-25 thường bay theo biên đội hai chiếc ở độ cao 21.300 m và bật tăng lực tối đa. Ở tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh (3.700 km/h), MiG-25 chỉ cần hai phút để bay hết chiều dài kênh đào Suez.

Liên Xô từng sản xuất hơn 1.000 chiếc Foxbat và khoảng 80-90% trong số đó phục vụ trong Không quân của nước này với nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, do cực kỳ tốn kém để vận hành và tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu cùng một số yếu tố khác, chương trình MiG-25 cuối cùng bị hủy bỏ vào những năm 1990 và những chiếc Foxbat cuối cùng đã được Nga cho nghỉ hưu vào cuối năm 2013.

Oron

Là cái tên mới nhất trong danh sách những máy bay do thám này, Oron do Israel sản xuất và được nước này gọi là trinh sát cơ hiện đại nhất thế giới.

Oron được chế tạo trên cơ sở máy bay thương mại Gulfstream G550, có thể cung cấp thông tin tình báo toàn diện theo thời gian thực trong mọi điều kiện thời tiết và tầm nhìn, bao gồm bản đồ phân bố lực lượng mặt đất của đối phương.

Trinh sát cơ Oron thừa hưởng ưu điểm của máy bay Gulfstream G550 là chi phí bảo trì thấp cùng “khả năng bay tuyệt vời”. Oron được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, radar của Israel Aerospace Industries cùng các hệ thống thu thập thông tin tình báo tiên tiến khác.

Bộ Quốc phòng Israel cùng lực lượng phòng vệ và hãng Israel Aerospace Industries mất tám năm để phát triển Oron. Mẫu trinh sát cơ cho phép các sư đoàn hiệp đồng tác chiến hiệu quả hơn nhờ khả năng xác định tình huống chiến trường theo thời gian thực, đồng thời chia sẻ thông tin cho các quân binh chủng khác.

Canada điều máy bay quân sự đến quốc gia vùng Carribean

Canada điều máy bay quân sự đến quốc gia vùng Carribean

Ngày 5/2, Bộ Quốc phòng Canada xác nhận đã triển khai máy bay giám sát quân sự CP-140 Aurora ở Haiti để hỗ trợ cảnh ...

Máy bay ném bom chiến lược B-1B tham gia tập trận Mỹ-Hàn

Máy bay ném bom chiến lược B-1B tham gia tập trận Mỹ-Hàn

Cuộc tập trận Mỹ-Hàn nêu trên diễn ra ít lâu sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ra ...

Czech: Nối lại sản xuất máy bay quân sự sau 2 thập niên, bắt đầu huấn luyện binh sĩ Ukraine

Czech: Nối lại sản xuất máy bay quân sự sau 2 thập niên, bắt đầu huấn luyện binh sĩ Ukraine

Công ty công nghiệp quốc phòng Aero Vodochody của CH Czech đang phát triển loại máy bay huấn luyện mới L-39NG dựa trên nguyên mẫu ...

Australia muốn mua máy bay tàng hình mới nhưng chắc gì Mỹ đã bán?

Australia muốn mua máy bay tàng hình mới nhưng chắc gì Mỹ đã bán?

Mẫu máy bay ném bom tàng hình mới nhất của Mỹ, B-21 Raider chưa được đưa vào sử dụng nhưng giới quân sự đã tính ...

Xung đột Nga-Ukraine: Ukraine 'khát' máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, các nước lên tiếng đẩy mạnh hỗ trợ Kiev

Xung đột Nga-Ukraine: Ukraine 'khát' máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, các nước lên tiếng đẩy mạnh hỗ trợ Kiev

Đức, Mỹ, Na Uy, Anh đồng loạt lên tiếng tăng cường hỗ trợ Kiev và đẩy nhanh các nỗ lực nhằm đảm bảo hòa bình ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Xem tử vi 17/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 17/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 17/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới nổi bật.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động