Khủng bố ở châu Âu: Nguy cơ đã thành sự thật

Cuộc chiến chống IS đã mở ra. thế nhưng, IS không những chưa bị tiêu diệt mà mầm mống của nó đã lây lan tới tận trung tâm châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
khung bo o chau au nguy co da thanh su that
Sân bay Brussels sau vụ khủng bố ngày 22/3. (Nguồn: Seatimes)

Năm 2011, Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Hồi giáo Osama bin Laden. Tưởng như đã bị phân tán nhưng dường như các nhóm khủng bố lại biến đổi sang những dạng thức khó ngờ hơn. Mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố cũng đã thay đổi cùng với bối cảnh quốc tế.

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là một hồi chuông cảnh báo mới dành cho cộng đồng quốc tế. Chiếm đất, cướp bóc, lập bộ máy, giết người như thời Trung cổ, nguy cơ tiến vào trong lòng xã hội phương Tây… Chừng đó là quá đủ để thu hút sự chú ý và quyết tâm tiêu diệt IS của cộng đồng quốc tế.

Với sự tham chiến của Mỹ, Nga và các cường quốc châu Âu, lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các “ông lớn” - trên lý thuyết - đã đứng về một phía trong một cuộc chiến thực sự trên chiến trường, cuộc chiến chống IS. Thế nhưng, IS không những chưa bị tiêu diệt mà những mầm mống của nó đã lây lan tới tận trung tâm của châu Âu.

Chủ nghĩa khủng bố đã thay đổi

Diện mạo của chủ nghĩa khủng bố thực sự đã thay đổi. Hơn 10 năm sau khi phương Tây phát động cuộc chiến chống khủng bố và sau cái chết của Bin Laden, chủ nghĩa khủng bố đã không suy yếu mà phát triển đến một mức độ nguy hiểm mới. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế nảy sinh từ sự đối lập của hệ giá trị văn hóa và ý thức giữa thế giới phương Tây và Hồi giáo. Sự khác biệt về giá trị và tư tưởng văn hóa được sử dụng làm công cụ kích động, nuôi dưỡng sự thù địch giữa người Hồi giáo với phương Tây.

Diện mạo của chủ nghĩa khủng bố hiện đại nằm ở hai cấp độ: quốc tế và quốc gia. Ở cấp độ quốc tế, các thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan luôn tìm cách tập hợp lực lượng, phe nhóm, dần dần biến các nhóm thánh chiến Hồi giáo trở thành những lực lượng vũ trang sẵn sàng liều chết để bảo vệ hệ giá trị và tư tưởng. Chẳng hạn, những nhóm thánh chiến cực đoan điển hình như al-Qaeda và IS thực hiện hành vi bạo lực, gây ra những tác động liên quốc gia. Ở cấp độ quốc gia, hoạt động khủng bố đơn lẻ trong lòng các nước được các nhóm ít người thực hiện. Có thể coi những nhóm này là kết quả phái sinh của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Các nhóm khủng bố ở cấp độ quốc gia không hẳn trực thuộc một tổ chức khủng bố lớn nào mà chỉ cần một sự liên hệ về mặt tư tưởng cực đoan là đủ.

Trong thời điểm hiện nay, xung đột và mâu thuẫn giữa hệ giá trị và lợi ích giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo rất sâu sắc, chẳng có dấu hiệu nào về sự hòa giải. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế lại không ủng hộ nỗ lực và thiện ý “hòa giải” của hai nền văn minh. Bình thường, cuộc chiến chống khủng bố đã đầy phức tạp nhưng khi Mùa xuân Ả-rập và các cuộc chính biến đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn khi hàng chục đất nước đang trong quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ. Đối phó với chủ nghĩa khủng bố trong bối cảnh hỗn mang như vậy đòi hỏi nỗ lực của cộng đồng quốc tế chứ không riêng nước nào.

Rõ ràng, mối đe dọa khủng bố trong thời gian qua vẫn hết sức phức tạp, diện mạo của chủ nghĩa khủng bố biến đổi khôn lường trong khi những địa bàn trọng điểm của chủ nghĩa khủng bố đang dần rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Điều đó cho thấy một thực tế không hề sáng sủa của cuộc chiến chống khủng bố.

Khủng bố trong lòng châu Âu

Xét về thời gian tồn tại, IS là một tổ chức khủng bố non trẻ. Khi mới thành lập, nhóm này phải bám vào al-Qaeda nhưng ông trùm al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã nhận ra âm mưu sống kí sinh của nhóm này. Bởi vậy tháng 2/2014, al-Qaeda tuyên bố phủ nhận sự tồn tại của IS với lý do “quá sức man rợ và cực đoan”. Từ đó, IS tách ra, trở thành một tổ chức khủng bố độc lập. Nhóm còn chiêu mộ cả những chiến binh là công dân của các nước phương Tây khiến cho khả năng lực lượng này tấn công trực tiếp vào phương Tây là rất lớn. Các phần tử Hồi giáo cực đoan phương Tây là một nguồn quan trọng trong chiến lược tuyển binh của IS. Tổ chức này vận động và tuyển binh thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, dùng tiếng Ả-rập, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga và nhiều ngôn ngữ khác.

Năm 2014, theo một cuộc thăm dò dư luận do Tạp chí Newsweek tổ chức, 16% người Pháp, 7% người Anh và 3-4% người Đức, tất cả là thanh niên tuổi từ 18 đến 35, có thái độ tích cực đối với IS. Những con số này chưa hẳn đã đầy đủ và chính xác nhưng cũng đáng lo ngại. Điều này đặt ra nguy cơ đối với châu Âu. Đó là những thanh niên này sinh ra, lớn lên trong lòng châu Âu và bây giờ đã trở thành những chiến binh Hồi giáo được đào tạo, cộng với niềm tin tôn giáo mù quáng. Một ngày nào đó, họ có thể quay trở về chính mảnh đất châu Âu để hoạt động. Rõ ràng, IS sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều bởi đội quân đánh thuê thiện chiến, cuồng tín mang hộ chiếu các nước phương Tây có thể tự do di chuyển khắp châu Âu, Mỹ và gieo rắc mối nguy cơ khủng bố ngay trong lòng xã hội các nước này.

“Mối đe dọa khủng bố trong thời gian qua vẫn hết sức phức tạp, diện mạo của chủ nghĩa khủng bố biến đổi khôn lường trong khi những địa bàn trọng điểm của chủ nghĩa khủng bố đang dần rơi vào tình trạng mất kiểm soát”.

Thực tế cho thấy rằng chủ nghĩa khủng bố đã lây lan tới phương Tây, cụ thể là ở châu Âu với những mục tiêu như Pháp và Bỉ. Trong hơn một năm qua, châu Âu đã phải chịu những vụ tấn công đẫm máu. Sáng ngày 7/1/2015, hai phần tử chủ nghĩa Islam cực đoan có liên quan đến al-Qaeda đã xông vào tòa soạn báo Charlie Hebdo bắn chết 12 người, đồng thời sát hại thêm năm người sau đó. Vụ tấn công này đã làm dư luận phương Tây sục sôi, dẫn tới cuộc tuần hành lớn với sự tham gia của nhiều tổng thống, thủ tướng và chính trị gia các nước châu Âu.

Chưa dừng lại ở đó, tối thứ Sáu ngày 13/11/2015, một loạt những vụ tấn công kinh hoàng đã được các phần tử liên quan đến IS thực hiện tại 6 địa điểm ở trung tâm Paris. Các vụ nổ bom và xả súng dường như diễn ra trong cùng một thời điểm. Vụ tấn công đẫm máu nhất xảy ra tại nhà hát Bataclan, nơi có hàng trăm người bị giết và bắt giữ làm con tin. Số lượng người bị sát hại lên đến 129 người. Tình hình Paris được cho là rơi vào trạng thái hỗn loạn chưa từng có và Chính phủ Pháp phải đóng cửa biên giới.

Chưa hết, ngày 22/3/2016, Thủ đô Brussels của Bỉ đã phải hứng chịu hàng loạt vụ tấn công bằng bom, làm ít nhất 34 người chết, 198 người bị thương.

Đặc điểm chung của ba vụ tấn công khủng bố nói trên là đã được chuẩn bị bài bản, hành động chuyên nghiệp, chỉ đòi hỏi một nguồn lực khiêm tốn và được thực hiện bởi một nhóm ít người. Đồng thời, ba vụ việc trên được coi là vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong hơn 10 năm qua vào quyền tự do ngôn luận, các giá trị dân chủ của phương Tây và trái tim của châu Âu, qua đó cho thấy những mâu thuẫn và khác biệt về các giá trị tư tưởng, văn hóa là nguyên nhân không thể phủ nhận của những cuộc xung đột.

Loạt vụ tấn công ở Pháp và Bỉ cho thấy nguy cơ bị chủ nghĩa khủng bố thực hiện đánh bom, xả súng hay hành vi bạo lực chính trị tại nhiều thành phố trên toàn châu Âu là rất cao. Việc những nghi phạm khủng bố có thể lọt qua mạng lưới an ninh, lẩn trốn hàng tháng trời tại Thủ đô Brussels của Bỉ chứng tỏ rằng những kẻ cực đoan có mạng lưới khá vững chắc. Những mạng lưới đó có căn cứ địa, là nơi chuẩn bị vũ khí, tài chính và tinh thần cho những tên khủng bố. Đó chính là những hang ổ khủng bố ngay trong lòng châu Âu.

Thêm vào đó, hàng ngày, dòng người di cư - tị nạn từ khu vực Trung Đông và châu Phi vẫn tiếp tục tràn vào châu Âu. Các nước châu Âu có thể kiểm soát được số lượng người đi qua biên giới nhưng không cơ quan chức năng nào có thể dễ dàng phân loại được đâu là người tị nạn, đâu là người di cư vì mục đích kinh tế và đâu là những kẻ khủng bố, thành viên của IS hay các tổ chức cực đoan.

*

Như vậy, sự biến tướng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã diễn ra nhanh chóng nhưng tư tưởng cực đoan bài phương Tây thì vẫn được giữ nguyên. Chủ nghĩa khủng bố không những tập trung mục tiêu, lợi ích phương Tây khắp thế giới mà còn tấn công trực diện vào trung tâm của châu Âu. Trong bối cảnh châu Âu đang gặp rất nhiều vấn đề (khủng hoảng kinh tế, người di cư - tị nạn, tính gắn kết của Liên minh châu Âu, mâu thuẫn với Nga...) trong cùng một thời điểm, nếu không đặt ưu tiên chống khủng bố lên hàng đầu và có những biện pháp toàn diện kịp thời thì e rằng châu Âu sẽ thực sự trở thành một mục tiêu thường xuyên của chủ nghĩa khủng bố.

Tuấn Hùng

Bài viết cùng chủ đề

Chống khủng bố

Đọc thêm

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh ...
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Khoảng 50 chuyến bay nội địa và quốc tế ở Indonesia đã phải hoãn lại đến ngày hôm sau vì lý do an toàn bay do núi lửa phun trào.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động