Nhỏ Bình thường Lớn

Khủng hoảng khí đốt châu Âu: Nga 'thoái vị', ngôi sao khí đốt mới sẽ xuất hiện?

Từng từ chối yêu cầu của châu Âu về khí đốt, khi Nga đe dọa cắt nguồn cung cấp cho lục địa này, nhưng thực ra, Israel có thể “đắc lợi” hàng chục tỷ USD/năm, từ cuộc khủng hoảng khí đốt tại đây.
Khủng hoảng khí đốt châu Âu: Nga 'thoái vị', ngôi sao khí đốt mới sẽ xuất hiện?. (Nguồn: AP)
Khủng hoảng khí đốt châu Âu, Nga 'thoái vị', ngôi sao khí đốt mới sẽ xuất hiện?. Trong ảnh: Một tàu chở khí tự nhiên lỏng trên biển. (Nguồn: AP)

Ủy viên Năng lượng châu Âu đã hỏi Israel - liệu nước này có thể cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giúp lục địa này cai nghiện nguồn cung từ Nga hay không, Israel đã từng từ chối. Nhưng trên thực tế, cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên giữa Nga và châu Âu, hệ quả của cuộc xung đột tại Ukraine, có thể giúp Israel hưởng lợi hàng chục tỷ USD/năm, bằng cách tăng cường xuất khẩu mặt hàng này sang lục địa già.

Cơ hội đặc biệt

Tuần trước, sau khi Nga công bố ngừng cung cấp khí đốt sang Ba Lan và Bungaria do hai nước này không chấp nhận thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Ruble, bà Gina Cohen - một chuyên gia có uy tín trên thị trường khí đốt quốc tế chuyên về khu vực Đông Địa Trung Hải - đã có bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở Brussels.

Theo chuyên gia này, tiềm năng lợi nhuận để Israel bán khí đốt sang châu Âu có thể lên tới 100 tỷ NIS (29,77 tỷ USD) mỗi năm. Đây chỉ là con số khá dè dặt so với ước tính do Ủy ban năng lượng Adir II đưa ra là 230 tỷ NIS.

Phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, châu Âu rất lo ngại nguồn cung này sẽ bị đình trệ. Và với Israel, đây là một cơ hội đặc biệt.

Trong bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, chuyên gia Cohen đã nêu tiềm năng Liên minh châu Âu (EU) có thể nhập khẩu khí đốt từ các quốc gia Địa Trung Hải, trong đó có Israel, để làm nguồn thay thế cho Nga. Tuy nhiên, trước hết việc này đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh khai thác các mỏ khí đốt ngoài khơi ở Đông Địa Trung Hải và xúc tiến xây dựng hạ tầng vận chuyển tới châu Âu.

Mỗi năm, các nước châu Âu tiêu thụ khoảng 500 tỷ m3 khí đốt, trong đó lượng khí do Nga cung cấp chiếm 155 tỷ m3 (số liệu 2021). Khoảng 120 tỷ mét khối nhập khẩu từ Nga, chiếm 77%, được cung cấp cho các nước đã lên tiếng ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga và nhiều khả năng sẽ bị Moscow trừng phạt trả đũa.

Mặc dù EU đặt mục tiêu giảm dần và ngừng phụ thuộc vào khí đốt của Nga đến năm 2027, song chuyên gia Cohen cho rằng, mục tiêu này khó khả thi. Trong cuộc chạy đua cắt giảm nguồn nhiên liệu hóa thạch, EU đang tập trung vào tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế và nhằm đạt mục tiêu đến năm 2050 đưa lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính về 0%.

Bà Cohen nhận định: “Châu Âu đã quá lạc quan và vì thế họ đã rơi vào tình trạng khủng hoảng thiếu hụt năng lượng. Hiện tại, do thiếu khí đốt, họ phải quay trở lại sử dụng than, vốn rất gây ô nhiễm. Tình trạng khẩn cấp này buộc họ phải tìm kiếm giải pháp hợp lý khác trong ngắn hạn, đó là khí đốt hóa lỏng (LPG). Đây là mặt hàng các nước ở Đông Địa Trung Hải, bao gồm cả Israel, có thể cung cấp".

Mỹ và Qatar đã tăng cường xuất khẩu LPG sang châu Âu, nhưng vẫn không đủ nhu cầu do chính quyền Mỹ không kịp khai thác các mỏ khí đốt. Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo Israel có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật nhằm vận chuyển khí đốt đến châu Âu, tạo điều kiện để các công ty sản xuất khí đốt ký kết thỏa thuận lâu dài. Đây sẽ là đòn bẩy để các công ty tăng cường khai thác các mỏ khí hiện có và tiếp tục khoan thăm dò các mỏ mới.

Tuy nhiên, chuyên gia Cohen nhận định, dường như giới lãnh đạo Israel hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng chiến lược khi sở hữu các mỏ khí đốt. Rốt cuộc, họ đã có cơ hội để nói chuyện với các nhà lãnh đạo châu Âu về một chủ đề không liên quan đến chính trị. Israel cần nhìn ra tiềm năng từ việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, với doanh thu hàng năm ít nhất là 30 tỷ USD.

EU khẳng định nhu cầu, Israel sẽ hành động gấp?

Nhận định về khả năng của Nga, chuyên gia Cohen cho rằng, nước này đã sai lầm khi cho rằng mình có đủ sức mạnh về tài chính và công nghệ trong khai thác khí đốt. Nga đã phát triển các công nghệ hóa lỏng khí đốt, nhưng không hiệu quả trong thực tế. Công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực này vẫn do phương Tây nắm giữ và họ không chuyển giao cho Nga.

“Nếu Israel thay đổi quan điểm và bán khí đốt sang EU, Israel sẽ được hưởng lợi từ công nghệ hóa lỏng của Mỹ và châu Âu". Với tư cách là một chuyên gia tư vấn cho EU, bà Cohen khuyến nghị Israel nên thành lập một cơ sở hóa lỏng khí đốt ngoài khơi, với chi phí khoảng 5 tỷ USD, công suất hóa lỏng 5-7 tỷ m3 khí mỗi năm. Đây sẽ là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong ngắn hạn để đưa khí đốt tới châu Âu. Về lâu dài, nên xây dựng một đường ống dưới biển để dẫn khí tới các cơ sở hóa lỏng ở Ai Cập.

Cách đây 3 năm, chuyên gia Cohen từng gửi thư tới Bộ Năng lượng Israel cảnh báo, nếu không khuyến khích xuất khẩu sang châu Âu, Israel sẽ dư thừa khoảng 1 nửa lượng khí đốt khai thác hiện nay. Chính phủ Israel cần tách bạch giá bán khí đốt trong nước và giá xuất khẩu, do có yếu tố thuế.

Chính phủ cũng cần giảm thuế để khuyến khích các công ty đầu tư cho khai thác và thăm dò các mỏ mới. Đặc biệt, chính phủ cần phê chuẩn đề nghị của Ủy ban năng lượng Adir II và tăng hạn ngạch xuất khẩu khí đốt, bởi hiện tại, nhu cầu sử dụng trong nước đã được đáp ứng đủ.

Bà nói: “Cuộc khủng hoảng năng lượng và khí đốt, hậu quả của những xung đột tại châu Âu, đã mang lại một cơ hội mới và chúng ta (Israel) cần tranh thủ cơ hội này”.

Theo các ước tính chưa đầy đủ từ Bộ Năng lượng Israel, trữ lượng khí đốt có thể khai thác của nước này hiện lên đến 921 tỷ m3, chưa kể khoảng 500 tỷ m3 trữ lượng đã được cấp giấy phép khai thác.

Báo cáo của Ủy ban năng lượng Adir II ước tính nhu cầu tiêu thụ khí đốt tối đa của Israel trong vòng 25 năm tới sẽ vào khoảng 481 tỷ m3. Nói cách khác, kể cả với trữ lượng đã được cấp phép, Israel có thể tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu 10 tỷ mét khối/năm hiện nay sang Ai Cập và Jordan.

Bên cạnh đó, Israel cũng có thể xuất khẩu 10-25 tỷ m3/năm tới châu Âu nếu mở rộng khai thác và thăm dò, đồng thời xây dựng hạ tầng vận chuyển. Để đạt được mục tiêu này, Israel cần hợp tác với CH. Cyprus để phát triển mỏ khí đốt Aphrodite-Ishai. Các chuyên gia dự báo giá khí đốt sẽ duy trì ở mức cao trong ít nhất 2-3 năm tới, vì vậy Israel cần hành động gấp.

Chính phủ Israel đã nhìn thấy cơ hội này. Mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Israel Karine Elharrar đã có cuộc trao đổi với người đồng cấp Ai Cập và nhất trí lượng khí đốt mà Israel bán cho Ai Cập hàng năm nếu dư thừa. Lượng khí đốt này sẽ được đưa tới các nhà máy hóa lỏng để sau đó xuất khẩu sang châu Âu.

Sau khi căng thẳng tại Ukraine bùng phát, Ủy viên EU phụ trách năng lượng Kadri Simson đã đề xuất với bà Elharrar nhằm cụ thể hóa năng lực cung ứng khí đốt của Israel sang châu Âu. Tại một hội nghị các bộ trưởng năng lượng được tổ chức ở Pháp, bà Elharrar đã có cuộc gặp riêng với bà Simson, để thăm dò về nhu cầu nhập khẩu khí đốt của EU.

Đại diện của EU khẳng định về tiềm năng nhập khẩu khí đốt lâu dài từ Israel. Sau cuộc gặp, hai bên đã nhất trí thành lập các nhóm hỗn hợp để xúc tiến việc này.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 5/2022?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 5/2022?

Mặt bằng lãi suất năm 2022 có thể tăng trở lại, mức tăng khoảng 0,5% – 1%/năm, đặc biệt là trong nửa cuối của năm. ...

Giá vàng hôm nay 4/5: Giá vàng đi đâu sau cú mất phanh, Fed sẵn sàng thắt chặt hầu bao, cơ hội mua tuyệt vời?

Giá vàng hôm nay 4/5: Giá vàng đi đâu sau cú mất phanh, Fed sẵn sàng thắt chặt hầu bao, cơ hội mua tuyệt vời?

Giá vàng hôm nay 4/5, tồn tại rủi ro giảm giá trong ngắn hạn và mục tiêu được dự đoán trong giai đoạn này là ...

(theo Globes, TTXVN)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc