Nhỏ Bình thường Lớn

Khủng hoảng Lebanon-vùng Vịnh: Nguồn cơn vụ việc ra tuyên bố cứng; Thủ tướng Lebanon tìm cách xoa dịu

Ngày 3/10, Bộ trưởng Thông tin Lebanon George Kordahi khẳng định, việc ông từ chức là điều không xảy ra, bất chấp những bình luận trước đó của ông về cuộc chiến tại Yemen đã khơi mào cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Beirut và các nước Arab tại vùng Vịnh.
Bộ trưởng Thông tin Liban George Kordahi. Nguồn: AFP)
Bộ trưởng Thông tin Lebanon George Kordahi. (Nguồn: AFP)

Trước đó, trong bài trả lời phỏng vấn được phát trên truyền hình hôm 27/10, ông Kordahi chỉ trích chiến dịch quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen và cho rằng, cuộc chiến kéo dài 7 năm qua tại Yemen "đã đến lúc phải kết thúc".

Ông Kordahi còn nói rằng, lực lượng Houthi có quan hệ với Iran đang tự vệ, đồng thời gọi cuộc chiến Yemen là "vô ích".

Các nước Arab vùng Vịnh cho rằng phát biểu trên của người đứng đầu Bộ Thông tin Lebanon là "đáng trách và không thể chấp nhận được".

Saudi Arabia sau đó phản ứng bằng cách triệu hồi đại sứ của nước này tại Lebanon về nước để tham vấn, đồng thời yêu cầu đại sứ Lebanon phải rời Riyadh trong vòng 48 giờ. Saudi Arabia cũng quyết định ngừng nhập khẩu hàng hóa từ Lebanon.

Ba quốc gia vùng Vịnh khác là Bahrain, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng rút nhân viên ngoại giao của mình về nước và yêu cầu đại diện ngoại giao của Lebanon rời khỏi các nước này.

Bộ Ngoại giao UAE cũng ra thông báo kêu gọi công dân nước này tại Lebanon hồi hương trong thời gian sớm nhất có thể.

Trước những động thái quyết liệt của các quốc gia Arab vùng Vịnh, kênh truyền hình Al Mayadeen có trụ sở tại Beirut đưa tin, ngày 1/11, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati đã hối thúc Bộ trưởng Kordahi “đặt tinh thần yêu nước lên trên hết” nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng với Saudi Arabia.

Về diễn biến tại vùng Vịnh, ngày 31/10, Quốc vương nước này Salman bin Abdulaziz đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Kuwait Sheikh Nawaf al-Ahmad Al Sabah và Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa, bày tỏ cảm ơn sự đoàn kết mà hai nước thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) thể hiện với Riyadh trong căng thẳng với Lebanon.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan cho rằng, vấn đề chủ chốt của Lebanon là sự thống trị của phong trào Hezbollah trong hệ thống chính trị của nước này.

Trả lời phỏng vấn báo Al Arabiya ngày 31/10, Ngoại trưởng bin Farhan nhấn mạnh: "Trong một chừng mực nào đó, cuộc khủng hoảng hiện nay không phải là cuộc khủng hoảng giữa chúng tôi và Lebanon. Hiện đang có một cuộc khủng hoảng ở Lebanon, với sự thống trị của các lực lượng ủy quyền của Iran tại đó".

Nhấn mạnh đây là điều khiến Saudi Arabia lo ngại và "nó cũng khiến cho việc giao thiệp với Lebanon trở nên vô ích", ông Faisal nói thêm, các nhà lãnh đạo Lebanon cần đưa nước này trở lại đúng vị trí của mình trong thế giới Arab.

Căng thẳng Lebanon-Saudi Arabia: Sau họp khẩn, Beirut tái cam kết về trách nhiệm với thế giới Arab

Căng thẳng Lebanon-Saudi Arabia: Sau họp khẩn, Beirut tái cam kết về trách nhiệm với thế giới Arab

Ngày 30/10, Ngoại trưởng Lebanon Abdallah Bou Habib cho biết, nước này hy vọng sẽ sớm giải quyết căng thẳng với các nước vùng Vịnh, ...

Vùng Vịnh: Liên đoàn Arab lên tiếng sau tối hậu thư của Saudi Arabia yêu cầu Đại sứ Lebanon rời Riyadh

Vùng Vịnh: Liên đoàn Arab lên tiếng sau tối hậu thư của Saudi Arabia yêu cầu Đại sứ Lebanon rời Riyadh

Ngày 30/10, Liên đoàn Arab (AL) đã bày tỏ quan ngại về sự xấu đi nhanh chóng trong mối quan hệ giữa các nước vùng ...

(theo Reuters, AFP)

Tin cũ hơn

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân
TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng' TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu? Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel
Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ