Khủng hoảng năng lượng châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua; Chặng đường còn dài với nhiều chông gai

Linh Chi
Tháng 1/2024, một đợt không khí lạnh "quét" qua phần lớn châu Âu và cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ khiến các tàu chở dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) buộc phải chuyển sang các tuyến đường dài hơn. Nhưng giá năng lượng vẫn "hờ hững" trước những thông tin này. Vì sao vậy?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua,
Khủng hoảng năng lượng dường như không còn là nỗi lo ở châu Âu. Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Giới chuyên gia nhận thấy, giá năng lượng trụ vững trước loạt biến động của thị trường là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy "cơn ác mộng" tồi tệ khiến giá tăng vọt và đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều năm, đã là quá khứ.

Theo ước tính của Hiệp hội thương mại EuroGas, năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga xuống còn gần 1/3 trong số 155 tỷ m3 mà họ nhập khẩu vào năm 2021. Khối 27 thành viên đã thực hiện được điều đó bằng cách tăng gấp ba lần lượng nhập khẩu LNG của Mỹ.

Didier Holleaux, Chủ tịch EuroGas cho hay: “LNG là một sự cứu trợ cho châu Âu và góp phần ổn định giá khí đốt, điện cho người tiêu dùng trong khu vực, sau một thời gian dài giá cao kỷ lục do nguồn cung của Nga giảm”.

Thực tế mới và thách thức riêng

Hiện tại, châu Âu đang được hưởng lợi từ việc tích lũy trữ lượng khí đốt kỷ lục, sự trợ giúp từ năng lượng tái tạo và một mùa Đông tương đối ôn hòa. Tăng trưởng kinh tế chậm lại góp phần làm hạn chế nhu cầu năng lượng ở các cường quốc công nghiệp lớn như Đức.

Những vấn đề nói trên đủ để củng cố niềm tin của các sàn giao dịch rằng, khu vực này đang có nền tảng ổn định để vượt qua thời gian còn lại của mùa Đông. Giá chuẩn ở châu Âu hiện đang giao dịch dưới 30 Euro/1 megawatt giờ, bằng khoảng 1/10 mức cao nhất năm 2022.

Tuy nhiên, sau khi vượt qua được cuộc khủng hoảng, châu Âu bước vào một thực tế mới, với những thách thức riêng.

Khu vực đang phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và sẽ phải đối mặt với tình trạng không liên tục của việc sản xuất điện đó. Với việc mất khí đốt của Nga, châu Âu cũng phải tìm nơi khác để đáp ứng nhu cầu. Điều đó có nghĩa là khu vực phải tranh giành thị phần LNG với các nơi khác trên thế giới.

Tin liên quan
Thêm bằng chứng về khả năng phục hồi của Nga trước trừng phạt, Moscow dùng Thêm bằng chứng về khả năng phục hồi của Nga trước trừng phạt, Moscow dùng 'chiến thuật phản công' nào?

Ông Balint Koncz, người đứng đầu bộ phận kinh doanh khí đốt tại MET International (Thụy Sỹ) nhận định: “Nếu chỉ nhìn vào giá cả, có vẻ như cuộc khủng hoảng năng lượng đã kết thúc. Nhưng hiện tại, châu Âu đang phụ thuộc vào các yếu tố toàn cầu - những yếu tố này có thể thay đổi nhanh chóng.

Giá khí đốt có thể tăng trở lại - ngay cả trong mùa Hè này - nếu nguồn cung bị gián đoạn đột ngột hoặc thời tiết không ủng hộ".

Một rủi ro chính có thể tác động đến châu Âu là tình hình Trung Đông. Các cuộc tấn công vào tàu ở Biển Đỏ - tuyến đường mà Qatar sử dụng để vận chuyển LNG tới châu Âu - có thể khiến nguồn cung bị gián đoạn.

Các tàu chở dầu và khí đốt đang tránh Biển Đỏ, thay vào đó chọn đi vòng phía Nam châu Phi.

Theo dữ liệu từ công ty cung cấp dữ liệu Kpler, mỗi ngày, có khoảng hai đến ba tàu LNG sẽ sử dụng tuyến đường này.

Ông Homayoun Falakshahi, chuyên gia phân tích cấp cao về dầu của Kpler nhận thấy, thị trường năng lượng thế giới về cơ bản không có phản ứng đáng kể với những căng thẳng ở Biển Đỏ. Nhưng tương lai thì chưa chắc chắn.

"Thận trọng"

Dữ liệu mà Bloomberg thu thập được cho thấy, giá gas đã giảm gần 60% vào năm 2023 và giảm thêm 12% từ đầu năm 2024 đến nay. Điều này sẽ giúp giảm hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng.

Kim Fustier, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí châu Âu của HSBC Holdings cho hay, đây là mùa đông thứ hai châu Âu trải qua mà không có khí đốt của Nga.

Ông nói: “Thực tế là hiện đã có tiền lệ. Mùa Đông 2022-2023 diễn ra mà không gặp bất kỳ vấn đề gì".

Việc châu Âu "trọng dụng" năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng của lục địa này ngày càng giảm. Sự gia tăng các tuabin gió và lắp đặt năng lượng mặt trời đã giúp giảm nhu cầu về nhiên liệu. Song song với đó, sự phục hồi sản xuất hạt nhân của Pháp vào năm 2023 cũng khiến thị trường bớt căng thẳng.

Nhưng hãng tin Bloomberg nhận định: "Còn một chặng đường dài phía trước, với nhiều chông gai".

Hiện tại, châu Âu vẫn nhận khí đốt của Nga thông qua Ukraine. Sau khi đường ống Dòng chảy phương Bắc của Nga bị hư hại trong một vụ phá hoại vào năm 2022, tuyến đường vận chuyển qua Ukraine vẫn là con đường duy nhất để đưa khí đốt Moscow đến Tây và Trung Âu.

Tuy nhiên, thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có thể được gia hạn. Điều này đồng nghĩa với việc châu lục này có thể nhận được ít khí đốt hơn từ Moscow.

Song song với đó, EU là khách hàng mua LNG lớn nhất thế giới. Khu vực này đã đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng lực nhập khẩu, bổ sung thêm sáu bến cảng mới kể từ đầu năm 2022. Các quốc gia trên thế giới cũng đang đầu tư lớn vào LNG nhưng phần lớn công suất mới sẽ không được "tung" ra thị trường cho đến năm 2025.

Năm 2023, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhập khẩu nhiều LNG đến mức một số người bắt đầu lo ngại điều đó sẽ làm tăng giá giao ngay tại thị trường châu Âu.

Một phân tích về sự thay đổi nguồn cung của các chuyên gia tại Viện Chính sách công Baker thuộc Đại học Rice (Mỹ) cảnh báo rằng, các nước châu Âu có nguy cơ phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp LNG - điều mà khu vực đã từng làm với khí đốt Nga trong quá khứ.

Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang trở nên thường xuyên hơn, gây căng thẳng cho hệ thống điện và có thể khiến châu Âu cần nhiều nguồn cung khí đốt hơn bình thường.

Các vấn đề ở hai tuyến LNG quan trọng - Kênh đào Suez và Kênh đào Panama bị hạn hán - đang khiến hành trình nhập khẩu mặt hàng này tới châu Âu thêm dài, làm tăng thêm chi phí vận chuyển.

Ngoài ra, những biến động dữ dội – từ các cuộc đình công LNG ở Australia (năm 2023) đến sự bùng nổ của xung đột Israel-Hamas - khiến giá xăng, giá khí đốt tăng đột biến. Điều này đưa ra lời nhắc nhở rằng, tình hình năng lượng ổn định ở châu Âu vẫn chưa thực sự chắc chắn.

Trước những khó khăn nói trên, dường như, với thị trường năng lượng, "thận trọng" vẫn là từ khóa dành cho châu Âu. Như ông Stefan Rolle, người đứng đầu chính sách năng lượng tại Bộ Năng lượng Đức mới đây khẳng định: “Chúng tôi vẫn rất thận trọng về những gì sắp xảy ra tiếp theo”.

Gia nhập BRICS - tia hy vọng mới của kinh tế Ethiopia?

Gia nhập BRICS - tia hy vọng mới của kinh tế Ethiopia?

Bị bao vây bởi những khó khăn kinh tế, những ngày đầu tiên của Ethiopia với tư cách là thành viên mới của BRICS không ...

Thủ tướng Lý Cường: 'Kinh tế Trung Quốc giống như một dãy núi nhấp nhô với những đỉnh núi hùng vĩ'

Thủ tướng Lý Cường: 'Kinh tế Trung Quốc giống như một dãy núi nhấp nhô với những đỉnh núi hùng vĩ'

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ước tính 5,2% vào năm 2023, Thủ tướng Lý Cường phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế ...

Có 'hệ thống miễn dịch' khoẻ mạnh, kinh tế Trung Quốc vẫn 'đau đầu' vì vấn đề này

Có 'hệ thống miễn dịch' khoẻ mạnh, kinh tế Trung Quốc vẫn 'đau đầu' vì vấn đề này

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% vào năm 2023, đạt mục tiêu chính thức của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại ...

Bên lề WEF Davos 2024: Kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ; tiền chưa thể giải quyết được ngay vấn đề ở Dải Gaza

Bên lề WEF Davos 2024: Kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ; tiền chưa thể giải quyết được ngay vấn đề ở Dải Gaza

Ngày 17/1, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng, nền kinh tế toàn cầu dự kiến có mức tăng ...

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế

Chính phủ Việt Nam đã đạt được sự cân bằng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ ...

(theo Bloomberg, CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động