Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết tìm lựa chọn tốt nhất, 'ly hôn' khí đốt Nga không phải điều dễ dàng

Việt An
Theo giới chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu hiện đã rất tồi tệ và tình hình có thể sẽ chưa thay đổi vào mùa Xuân tới. Quá trình châu lục này chuyển dịch khỏi nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga tỏ ra không hề dễ dàng, dù đã 8 tháng trôi qua kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu chạy đua để vượt qua mùa Đông băng giá
Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu chạy đua để vượt qua mùa Đông băng giá. (Nguồn: Reuters)

Lấp đầy kho dự trữ là chưa đủ

Năm ngoái, châu Âu đã nhập khẩu 99 tỷ Euro (117 tỷ USD tính theo tỷ giá năm 2021) năng lượng từ Nga, trong đó bao gồm 40% lượng khí đốt tự nhiên và 30% lượng dầu thô mà châu lục này tiêu thụ.

Kết quả là trong ngắn hạn, một cuộc khủng hoảng năng lượng đã lan ra trên khắp lục địa, với giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục và hóa đơn điện nước ở nhiều nơi tăng gấp ba lần.

Chính phủ các nước đã thành công trong việc lấp đầy các kho dự trữ khí đốt tự nhiên dưới lòng đất để chuẩn bị cho những tháng mùa Đông lạnh giá sắp tới - thời điểm nhu cầu năng lượng ở mức cao nhất.

Hôm 14/10, Đức đã đạt được một cột mốc quan trọng khi lấp đầy 95% kho dự trữ khí đốt của mình trước thời hạn hơn hai tuần, trong khi các kho chứa khí đốt trên toàn Liên minh châu Âu (EU) hiện đã đầy gần 92%, vượt xa mục tiêu trước đó là đạt mức lấp đầy 80% vào ngày 1/11.

Nhưng các kho dự trữ đầy khí đốt đó chỉ có thể làm dịu đi sự khan hiếm vào mùa Đông năm nay.

Các chuyên gia cảnh báo, các kho chứa khí đốt ở châu Âu chỉ được thiết kế để duy trì trong vài tháng, bất kể đó sẽ là mùa Đông lạnh giá hay ôn hòa.

Và khi đối mặt với một loạt bất lợi gồm nguồn cung từ Nga ngày càng hạn chế, không có dự án khí đốt tự nhiên mới nào đi vào hoạt động trong năm tới cũng như sự cạnh tranh gia tăng từ các thị trường châu Á, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu có vẻ sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều vào mùa Đông 2023 - 2024.

Củng cố dự báo này, bà Tatiana Mitrova, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia nhận định, nhiều khả năng tất cả khí đốt từ các kho chứa dưới lòng đất của châu Âu sẽ được sử dụng hết vào cuối mùa Xuân, trong khi không có nguồn cung tiềm năng bổ sung đáng kể nào vào năm 2023 cho châu lục này.

Khủng hoảng năng lượng có thể sẽ trầm trọng hơn

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, các quốc gia châu Âu đã nỗ lực hết mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga, bao gồm cả lệnh cấm trên toàn EU đối với hầu hết các hoạt động nhập khẩu dầu của Nga. Lệnh cấm này dự kiến bắt đầu vào tháng 12 tới.

Tin liên quan

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải 'bài toán' khó, rủi ro chồng chất, châu Âu cần thêm 'liều thuốc' mới

Nhưng cho đến gần đây, châu Âu vẫn nhận được một lượng lớn khí đốt tự nhiên từ Nga, chủ yếu thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).

Phần lớn trong số khí đốt này được chuyển hướng để lấp đầy các kho dự trữ của lục địa. Nguồn cung qua hệ thống đường ống đó cuối cùng đã dừng lại vào cuối tháng Tám, khi các công ty năng lượng của Nga tạm thời cắt nguồn cung để bảo trì hệ thống.

Mọi hy vọng vào đường ống Dòng chảy phương Bắc có thể tiếp tục vận hành trước mùa Đông năm sau đã tiêu tan vào cuối tháng 9, khi đường ống bị hư hỏng và bắt đầu rò rỉ hàng trăm nghìn tấn khí methane ra Biển Bắc.

Không có nguồn khí tự nhiên nào được vận chuyển trong đường ống vào thời điểm xảy ra sự cố, nhưng các nhà khai thác đến nay vẫn bị hạn chế tiếp cận địa điểm và tiến hành sửa chữa.

Bà Mitrova cho hay, sau sự cố của hệ thống Dòng chảy phương Bắc, khó có khả năng khôi phục nguồn cung qua đường ống này về mức như trước đây, ngay cả khi về lý thuyết có thể có một cuộc dàn xếp giữa Nga, Ukraine và phương Tây.

Các đường ống khác nối Nga với châu Âu vẫn đang hoạt động, mặc dù gần đây đã có những cảnh báo rằng chúng có thể sẽ cùng số phận “khóa van” như Dòng chảy phương Bắc. Đường ống dẫn TurkSteam (chạy từ Nga đến Nam Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ) vẫn hoạt động, mặc dù nhà điều hành phía Nga vào tháng Chín đã ám chỉ rằng công việc bảo trì và giao hàng có thể bị đình chỉ.

Ngoài ra, một số phần của đường ống này cũng đi thẳng qua Ukraine, khiến khả năng cung cấp khí đốt cho châu Âu của chúng có thể dễ dàng bị gián đoạn bởi chiến tranh.

Ông Ryhana Rasidi, nhà phân tích khí đốt tại công ty tư vấn năng lượng Kpler nói rằng, nếu dòng chảy qua Ukraine và TurkStream cũng bị cắt, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ trầm trọng hơn trong thời gian tới và mùa Đông tới.

Sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga khiến châu Âu có ít lựa chọn để bổ sung nguồn dự trữ trước mùa Đông năm sau. Châu lục này đã chuyển sang nhập khẩu khối lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông.

Song các nhà sản xuất lớn này đều nói rõ sẽ không có dự án sản xuất khí đốt tự nhiên mới nào khởi công vào năm tới, đồng nghĩa là nguồn cung sẽ tiếp tục eo hẹp.

Cạnh tranh LNG khốc liệt

Đáng lo ngại hơn, tình trạng thiếu hụt khí đốt có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn đối với châu Âu vào năm tới, vì sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các quốc gia cũng muốn đảm bảo nhu cầu năng lượng của họ.

Trong giai đoạn nỗ lực lấp đầy kho dự trữ khí cho mùa Đông năm nay, châu Âu đã được hưởng lợi từ sự sụt giảm mạnh về nhu cầu năng lượng ở các thị trường châu Á.

Năm 2021, Trung Quốc là nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới khi mua một lượng lớn từ các nước bao gồm cả Mỹ và Qatar.

Nhưng sang năm 2022, công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie ước tính nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã giảm 14%, phần lớn là do suy thoái kinh tế, các lệnh hạn chế đi lại do dịch Covid-19 và mùa Đông ấm hơn dự kiến.

Các chuyên gia cho rằng, sự phục hồi trong nhu cầu khí đốt tự nhiên từ Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào sự khởi sắc tăng trưởng kinh tế của nước này và khả năng xảy ra một mùa Đông lạnh giá vào năm tới. Do đó, châu Âu chắc chắn sẽ theo dõi các dự báo thời tiết cho khu vực Đông Á với mức độ sát sao như đối với lục địa của họ.

Chuyên gia Mitrova cho hay, rất khó dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc, nhưng khả năng khá cao là nước này sẽ phục hồi phần nào đà tăng trưởng kinh tế và dẫn đến nhu cầu LNG cao hơn.

Theo dự báo gần đây của Morgan Stanley, nhu cầu LNG của Trung Quốc có thể phục hồi 14% trong giai đoạn 2023 - 2024, khi tình trạng ngừng hoạt động trở nên ít phổ biến hơn và đà phục hồi kinh tế ở nước này tăng tốc. Khi đó, châu Âu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn từ thị trường tỷ dân để đảm bảo được nguồn cung năng lượng cho nhu cầu của khu vực.

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu chạy đua để vượt qua mùa Đông băng giá
Trung Quốc là nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới khi mua một lượng lớn từ các nước bao gồm cả Mỹ và Qatar. (Ảnh: Shinya Sawai)

Đâu là lựa chọn tốt nhất?

Khi không có nguồn cung mới nào trong thời gian tới và tình hình cạnh tranh khốc liệt hơn đối với nguồn cung hiện có, triển vọng mùa Đông 2023-2024 đang ngày càng trở nên ảm đạm đối với châu Âu.

Lý tưởng nhất là châu Âu tìm được thêm nhiều nguồn năng lượng không phải nhiên liệu hóa thạch, bao gồm năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân vốn chưa thể đáp ứng được nhu cầu trong năm nay. Ví dụ: thủy điện - nguồn năng lượng tái tạo hàng đầu của châu Âu - đã bị thiếu hụt trong năm 2022 sau một loạt các đợt hạn hán khốc liệt trong mùa Hè.

Đối với năng lượng hạt nhân, châu Âu trước đây dựa vào công suất lớn của Pháp như một nguồn năng lượng ổn định. Nhưng các cuộc đình công của công nhân và hoạt động bảo trì bắt buộc đã khiến nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động.

Theo bà Mitrova, các nhà máy hạt nhân của Pháp sẽ hoạt động trở lại vào năm tới, song điều đó chưa được đảm bảo hoàn toàn. Ngoài ra, sẽ phải mất nhiều năm trước khi bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào điện hạt nhân sẽ bắt đầu mang lại hiệu quả. Trong giai đoạn đó, công suất của năng lượng tái tạo có thể bù đắp cho công suất khí đốt bao nhiêu sẽ phụ thuộc phần lớn vào thời tiết mùa Hè tới.

Với tình trạng bất ổn về nguồn cung năng lượng dường như sẽ thành bình thường mới trong tương lai gần ở châu Âu, các chuyên gia cho rằng việc giảm nhu cầu năng lượng có thể sẽ trở thành một thói quen của các nước trong khu vực.

Chuyên gia Rasidi nói rằng, lựa chọn tốt nhất của châu Âu để xử lý tình huống này là kiểm soát mức tiêu thụ nội địa, thông qua các biện pháp tiết kiệm năng lượng cần thiết.

Các quốc gia châu Âu đã sử dụng biện pháp phân bổ năng lượng trong năm nay, bao gồm các yêu cầu bắt buộc cắt giảm tiêu thụ điện năng. Nhưng việc giảm sử dụng năng lượng có thể chỉ là cách lâu dài để đối phó với hóa đơn điện nước cao và nguồn cung hạn chế.

Bà Mitrova nói rằng: "Đây là một cơ hội quan trọng để châu Âu thực sự định hình lại nhu cầu năng lượng của mình, đồng thời đánh giá lại cách họ đang tiêu thụ năng lượng".

EU đã nhấn mạnh việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch cũng như sử dụng hiệu quả năng lượng ở cả quy mô hộ gia đình lẫn ngành công nghiệp là những phần quan trọng trong chính sách năng lượng của khối. Trong những tháng gần đây, khối này đã cùng hợp lực để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu sẽ áp đặt 'giới hạn giá linh hoạt', EC nhắn nhủ, Italy muốn EU đoàn kết hơn

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu sẽ áp đặt 'giới hạn giá linh hoạt', EC nhắn nhủ, Italy muốn EU đoàn kết hơn

Ngày 18/10, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất cơ chế tạm thời hạn chế giá bán buôn khí đốt trong mùa Đông tới. ...

Khủng hoảng năng lượng: Pháp cảnh báo kế hoạch 'đánh lẻ' của Berlin, bệnh viện Đức trong tình trạng vô cùng đặc biệt

Khủng hoảng năng lượng: Pháp cảnh báo kế hoạch 'đánh lẻ' của Berlin, bệnh viện Đức trong tình trạng vô cùng đặc biệt

Ngày 16/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Đức thể hiện “tinh thần đoàn kết” với Liên minh châu Âu (EU) trước tình ...

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải 'bài toán' khó, rủi ro chồng chất, châu Âu cần thêm 'liều thuốc' mới

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải 'bài toán' khó, rủi ro chồng chất, châu Âu cần thêm 'liều thuốc' mới

Các kho dự trữ khí đốt tại châu Âu đầy hơn bình thường, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) luôn được ưu ...

Khủng hoảng thiếu điện vì La Nina, mùa Đông năm nay Trung Quốc sẽ lạnh không kém châu Âu

Khủng hoảng thiếu điện vì La Nina, mùa Đông năm nay Trung Quốc sẽ lạnh không kém châu Âu

Theo các chuyên gia, tác động kéo dài của đợt hạn hán khắc nghiệt xảy ra trên dọc khu vực sông Dương Tử từ mùa ...

Gazprom cảnh báo hậu quả 'đóng băng' nếu phương Tây áp giá trần khí đốt Nga

Gazprom cảnh báo hậu quả 'đóng băng' nếu phương Tây áp giá trần khí đốt Nga

Ngày 16/10, ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng Gazprom nêu hậu quả của việc các nước phương Tây nếu áp ...

(theo Fortune)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động