Khủng hoảng năng lượng chưa 'buông tha' châu Âu?

Linh Chi
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu khiến các quốc gia trong khu vực phải trở lại với than đá, "chạy đua" tìm kiếm các nguồn khí đốt mới, phát triển năng lượng tái tạo... Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, khó khăn vẫn chưa dừng lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng: (Nguồn: AP)
Khủng hoảng năng lượng khiến châu Âu phải quay trở lại với than đá. (Nguồn: AP)

Người tiêu dùng châu Âu đang phải đối mặt với giá năng lượng cao kỷ lục và khả năng bị cắt giảm hoặc mất điện trong mùa Đông này. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, khu vực còn phải đối mặt với những lo ngại về một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn vào năm tới.

Châu Âu đang nỗ lực hết mình tìm giải pháp thay thế năng lượng của Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đang tiếp diễn. Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang theo đuổi loạt các giải pháp thay thế, nhưng những giải pháp này vẫn có nhược điểm như tác động xấu đến môi trường hoặc có thể phải mất nhiều năm mới có thể đưa vào sử dụng.

Than đá - “cay đắng nhưng không thể thiếu”

Trong nỗ lực hạn chế sử dụng khí đốt tự nhiên, một số quốc gia châu Âu đang đốt nhiều than hơn trong mùa Đông này. Nhiên liệu hóa thạch này là nguồn năng lượng bẩn nhất, chiếm khoảng 40% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Tuy nhiên, than vẫn là nguồn có sẵn và có thể được sử dụng ngay lập tức trong các nhà máy điện.

Đức - quốc gia từng tuyên bố sẽ ngừng sử dụng than đá vào năm 2030 - đang quay lại dùng than đá. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck gọi động thái này là “cay đắng nhưng không thể thiếu” đối với mục tiêu của Berlin là chấm dứt toàn bộ việc nhập khẩu khí đốt của Nga vào giữa năm 2024.

Tương tự như vậy, Pháp đã mở lại một nhà máy điện than vừa đóng cửa, Hà Lan dỡ bỏ giới hạn sản xuất đối với điện than và nhiều quốc gia EU khác cũng đang chọn giải pháp này.

"Chạy đua" tìm kiếm các nguồn khí đốt mới

Gần 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu, khoảng 155 tỷ , đến từ Nga vào năm 2021. Để thay thế Moscow, khu vực này đang rốt ráo tìm kiếm các nguồn khí đốt mới.

Năng lượng từ Biển Bắc đã lấp đầy một số khoảng trống. Năm nay, Na Uy vượt Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất cho châu Âu, sau khi tăng sản lượng lên 122 tỷ m³, tăng 8% so với năm 2021.

Tháng 10 vừa qua, Na Uy cũng mở một đường ống dẫn khí đốt mới đến Ba Lan.

Tin liên quan

Áp trần giá dầu Nga: Thị trường sẽ thế nào nếu Moscow

Áp trần giá dầu Nga: Thị trường sẽ thế nào nếu Moscow 'phản đòn' phương Tây? Còn một điều vẫn chưa chắc chắn

Song song với đó, Đan Mạch, Hà Lan và Vương quốc Anh cũng đang thúc đẩy sản xuất và "bật đèn xanh" cho các dự án khí đốt mới, mặc dù nhiều dự án trong số này sẽ mất nhiều năm để đi vào hoạt động.

Một hướng đi khác của châu Âu là tìm đến khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mỹ cam kết sẽ tăng xuất khẩu LNG sang EU từ 15 tỷ m³ trong năm 2022 lên 50 tỷ m³ vào năm 2030, tương đương khoảng 1/3 nguồn cung khí đốt do Nga cung cấp trước đây.

Nhu cầu gia tăng cũng đã tạo ra một "cuộc chạy đua mua khí đốt" từ các quốc gia châu Phi như Ai Cập và Nigeria. Sản xuất khí đốt tại Đông Địa Trung Hải cũng đang được mở rộng.

Tuy nhiên, vấn đề tăng mua LNG cũng gặp những khó khăn. LNG được vận chuyển bằng đường biển, cần có các cảng nhập khẩu và đường ống phân phối mới. Việc xây dựng các cơ sở như vậy thường mất 2-3 năm.

"Gõ cửa" năng lượng hạt nhân

Vẫn chưa có sự đồng thuận về năng lượng hạt nhân giữa các nước EU. Pháp dẫn đầu khối 27 thành viên, hiện sử dụng năng lượng hạt nhân cho gần 70% nhu cầu điện.

Ngược lại, tại Đức, quốc gia này đã lên kế hoạch đóng cửa các nhà máy cuối cùng trong năm nay.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã góp phần thay đổi vấn đề này. Đức đã hoãn đóng cửa 3 nhà máy hạt nhân còn lại. Một số quốc gia châu Âu khác như Phần Lan, Tây Ban Nha và Thụy Điển bắt đầu tăng công suất các nhà máy hạt nhân.

Nhưng tăng cường năng lượng hạt nhân một cách nghiêm túc sẽ là một thách thức. Hơn một nửa số lò phản ứng hạt nhân của Pháp hiện đang ngừng hoạt động do các vấn đề bảo trì, hạn chế khả năng xuất khẩu của nước này.

Trong khi đó, các lò phản ứng hạt nhân của Đức chỉ chiếm 6% điện năng, nhưng việc xây dựng thêm sẽ mất gần một thập niên và các công ty Nga hiện đang cung cấp phần lớn uranium cần thiết để vận hành những lò phản ứng này.

Phát triển năng lượng tái tạo

EU đã triển khai một kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, với hy vọng sẽ đạt được hai mục tiêu: Giảm lượng khí thải và loại bỏ nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga. Kế hoạch này được gọi là RePowerEU.

Theo kế hoạch, khối 27 thành viên mong muốn 45% năng lượng của khối đến từ các nguồn tái tạo vào năm 2030, tăng từ 22% vào năm 2020. EU dự kiến ​​đầu tư hơn 210 tỷ USD vào kế hoạch này năm 2027. Điều này sẽ được xây dựng dựa trên các kế hoạch trước đó để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngoài ra, EU đã cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho hydro và khí metan sinh học. Đây là những lựa chọn thay thế sạch hơn cho khí đốt, đồng thời, tăng gấp đôi công suất năng lượng gió và mặt trời.

Các thành viên EU cũng đặt mục tiêu giảm 15% mức tiêu thụ năng lượng chung thông qua các biện pháp tự nguyện, như giảm nhiệt trong các tòa nhà công cộng, khuyến khích người dân hạn chế sử dụng các thiết bị gia dụng.

Những người ủng hộ kế hoạch nói rằng, những biện pháp này được thực hiện cùng nhau có thể thay thế khoảng 2/3 năng lượng do Nga cung cấp trước đây.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo rằng, mặc dù EU sẽ mở rộng đáng kể việc sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030, nhưng nó sẽ không đạt được mục tiêu RePowerEU do những thách thức trong việc tăng cường năng lực tái tạo.

Mới đây, IEA và Ủy ban châu ÂU (EC) cũng cho rằng, dù châu Âu có đủ năng lượng năm nay, nhưng bước sang năm 2023 lại là câu chuyện khác.

Báo cáo mới nhất của IEA chỉ ra rằng, châu Âu có thể thiếu 27 tỷ m3 khí đốt tự nhiên năm 2023. Con số này tương đương 7% tiêu thụ của khối này hàng năm.

Cụ thể, trong bản đánh giá, IEA nhận thấy năm tới, nguồn cung cho châu Âu có thể thiếu hụt 57 tỷ m³. Khoảng 30 tỷ m³ có thể được bù đắp bằng các động thái hiện tại, gồm tăng cường tích trữ và tự nguyện giảm nhu cầu khí đốt 15% giai đoạn tháng 8/2022 - tháng 3/2023.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol khẳng định: "Tuy nhiên, việc này vẫn là chưa đủ. Cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc và năm tới có thể sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm nay".

‘Tam giác khủng hoảng’ khiến dầu và khí đốt Nga ‘nóng bỏng tay’, than đá chưa thể là dĩ vãng, châu Âu vẫn đối mặt mùa Đông tuyệt vọng

‘Tam giác khủng hoảng’ khiến dầu và khí đốt Nga ‘nóng bỏng tay’, than đá chưa thể là dĩ vãng, châu Âu vẫn đối mặt mùa Đông tuyệt vọng

Với các chính sách giá trần và cấm vận đang và sẽ được áp dụng với dầu Nga, cùng sự không chắc chắn về sự ...

IEA hiến kế giúp EU tránh khủng hoảng khí đốt

IEA hiến kế giúp EU tránh khủng hoảng khí đốt

IEA cho rằng, nếu không thực hiện các đề xuất, chênh lệch giữa cung và cầu khí đốt ở châu Âu có thể lên tới ...

Ấn Độ chính thức dùng nội tệ mua hàng Nga, khí đốt Moscow sang Trung Quốc chạm ngưỡng tối đa

Ấn Độ chính thức dùng nội tệ mua hàng Nga, khí đốt Moscow sang Trung Quốc chạm ngưỡng tối đa

Tổng giám đốc Liên đoàn Các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) Ajay Sahai cho biết, từ ngày 19/12 tới, Ấn Độ sẽ bắt ...

Khủng hoảng năng lượng: Czech sốt sắng thúc giục EU về áp giá trần khí đốt, EC muốn rà soát ngân sách

Khủng hoảng năng lượng: Czech sốt sắng thúc giục EU về áp giá trần khí đốt, EC muốn rà soát ngân sách

Bộ trưởng Công nghiệp Czech Jozef Sikela cho biết, ngày 13/12, bộ trưởng năng lượng của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải ...

Khủng hoảng năng lượng: Nga cởi mở bày tỏ với Hungary một thực tế về khí đốt, Czech nói 'không thể lãng phí thời gian'

Khủng hoảng năng lượng: Nga cởi mở bày tỏ với Hungary một thực tế về khí đốt, Czech nói 'không thể lãng phí thời gian'

Ngày 13/12, trên trang Facebook cá nhân, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó cho biết đã điện đàm với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak để ...

(theo cfr.org)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động